Pháp luật Hôn nhân Gia đình có những quy định khá cụ thể, chi tiết về quyền nuôi con, quyền thăm con, chăm sóc giáo dục con sau khi hai Vợ Chồng ly hôn. Nộp đơn yêu cầu hạn chế quyền thăm nuôi con ở đâu?
Mục lục bài viết
Nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng con sau ly hôn?
Căn cứ Điều 81 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định
“Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
- Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
- Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
- Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”
Như vậy, cha mẹ sau ly hôn có nghĩa vụ là phải trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ phải cấp dưỡng cho con.
Nộp đơn yêu cầu hạn chế quyền thăm nuôi con ở đâu?
Hạn chế quyền thăm nuôi con với trường hợp nào?
Việc yêu cầu hạn chế quyền thăm con là một trong những yêu cầu về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo quy định tại khoản 4 Điều 29 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
Theo đó, cha, mẹ có thể nộp đơn yêu cầu hạn chế quyền thăm con sau ly hôn của người con lại tại:
– Tòa án nơi cha/mẹ của con chưa thành niên cư trú (thường trú + tạm trú), làm việc theo điểm k khoản 2 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự.
– Tòa án nơi người con cư trú (thường trú + tạm trú) theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 40 Bộ luật Tố tụng dân sự).
Đồng thời, theo điểm b khoản 2 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự, Tòa án nhân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết yêu cầu hạn chế quyền thăm con sau khi ly hôn của cha hoặc mẹ.
Như vậy, người yêu cầu có thể nộp hồ sơ tại Tòa án cấp huyện – nơi người cha hoặc người mẹ hoặc người con chưa thành niên cư trú, làm việc.
>>> Xem thêm
Trình tự thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài?
Con không có giấy khai sinh có được đi học không?
Ngoại tình có bị tước quyền nuôi con không?
Phaplynhanh.vn đang hỗ trợ cho người dân, doanh nhân và doanh nghiệp trên khắp cả nước ở nhiều lĩnh vực khác nhau như Luật sư Hình sự, Luật sư Hôn nhân Gia đình, Luật sư Dân sự, Luật sư Doanh Nghiệp, Luật sư Đất đai… tư vấn ly hôn nhanh, tư vấn luật thừa kế,… liên hệ với chúng tôi qua thông tin tại Website Phaplynhanh.vn, Hotline: 0907520537 hoặc Fanpage: Pháp lý nhanh.
THÔNG TIN VỀ CHÚNG TÔI:
Trụ sở chính: CÔNG TY LUẬT TNHH ADB SAIGON25 Đồng Xoài, phường 13, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh.Chi nhánh Bình Dương: CÔNG TY LUẬT TNHH ADB SAIGON – CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG569 Đại lộ Bình Dương, phường Hiệp Thành, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.Điện thoại: 0377.377.877 – 0907.520.537 (Zalo)– 0855.017.017 (Hôn nhân) - 0786.085.085 (Doanh nghiệp)- 0907 520 537 (Tố tụng)Website: adbsaigon.com – luatbinhduong.com; Email: info@adbsaigon.com