Tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn là một trong những dạng tranh chấp rất phổ biến khi hai vợ chồng tiến hành thủ tục ly hôn tại Tòa án. Vậy, ngoại tình có bị tước quyền nuôi con không?
Mục lục bài viết
Điều kiện giành quyền nuôi con sau khi ly hôn
Cha hoặc mẹ sau khi ly hôn muốn giành quyền nuôi con phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
– Tự thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con;
– Trường hợp không thỏa thuận được, phải chứng minh điều kiện của mình có thể đảm bảo quyền lợi về mọi mặt của con:
+ Điều kiện về vật chất như: Ăn, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập…
Các bên có thể trình bảng lương, giấy tờ chứng minh thu nhập của mình, các nguồn tài chính khác và cách chăm sóc con sau khi ly hôn…
+ Điều kiện về tinh thần như: Thời gian chăm sóc, dạy dỗ; giáo dục con, tình cảm đã dành cho con từ trước đến nay; điều kiện cho con vui chơi giải trí, nhân cách đạo đức, trình độ học vấn… của cha mẹ.
Lưu ý: Trừ trường hợp con dưới 36 tháng tuổi phải do mẹ trực tiếp nuôi, và con từ đủ 07 tuổi trở lên có nguyện vọng chọn người trực tiếp nuôi dưỡng mình.
Ngoại tình có bị tước quyền nuôi con không?
Căn cứ Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định việc trông nom; chăm sóc; nuôi dưỡng; giáo dục con sau khi ly hôn như sau:
- Sau khi ly hôn; cha mẹ vẫn có quyền; nghĩa vụ trông nom; chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
- Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
- Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”
Tuy nhiên, khi quyết định giao con cho cha hay mẹ trực tiếp nuôi Tòa án sẽ căn cứ vào sự thỏa thuận của các bên hoặc căn cứ vào những điều kiện tốt nhất về mọi mặt cho con. Hành vi ngoại tình có tác động đến quyết định đó nhưng không phải yếu tố quyết định, không phải yếu tố để tước quyền nuôi con.
Như vậy, ngoại tình không phải là yếu tố quyết định để một người bị tước quyền nuôi con. Người ngoại tình vẫn có quyền nuôi con nếu hai bên có thỏa thuận hoặc khi người ngoại tình đáp ứng được các điều kiện để Tòa án quyết định giao con cho nuôi.
>>> Xem thêm
Người đạo phật lấy người đạo thiên chúa phải tiến hành nghi thức gì?
Đăng ký kết hôn với người nước ngoài ở đâu?
Đăng ký kết hôn với người nước ngoài mất bao lâu?
Phaplynhanh.vn đang hỗ trợ cho người dân, doanh nhân và doanh nghiệp trên khắp cả nước ở nhiều lĩnh vực khác nhau như Luật sư Hình sự, Luật sư Hôn nhân Gia đình, Luật sư Dân sự, Luật sư Doanh Nghiệp, Luật sư Đất đai… tư vấn ly hôn nhanh, tư vấn luật thừa kế,… liên hệ với chúng tôi qua thông tin tại Website Phaplynhanh.vn, Hotline: 0907520537 hoặc Fanpage: Pháp lý nhanh.
THÔNG TIN VỀ CHÚNG TÔI:
Trụ sở chính: CÔNG TY LUẬT TNHH ADB SAIGON25 Đồng Xoài, phường 13, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh.Chi nhánh Bình Dương: CÔNG TY LUẬT TNHH ADB SAIGON – CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG569 Đại lộ Bình Dương, phường Hiệp Thành, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.Điện thoại: 0377.377.877 – 0907.520.537 (Zalo)– 0855.017.017 (Hôn nhân) - 0786.085.085 (Doanh nghiệp)- 0907 520 537 (Tố tụng)Website: adbsaigon.com – luatbinhduong.com; Email: info@adbsaigon.com