Người đạo phật lấy người đạo thiên chúa phải tiến hành nghi thức gì? Người kết hôn phải là người không bị mất năng lực hành vi dân sự. Bởi vì người bị mất năng lực hành vi dân sự thì không có khả năng nhận thức, bày tỏ ý chí kết hôn do vậy họ cũng không thể tự mình kết hôn.
Mục lục bài viết
Điều kiện kết hôn?
Theo khoản 5 điều 3 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về việc kết hôn như sau: “Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn”.
Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về điều kiện kết hôn như sau:
“1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
- a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
- b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
- c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
- d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
- Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.”
Người đạo phật lấy người đạo thiên chúa phải tiến hành nghi thức gì?
Vậy Vợ đạo Phật lấy chồng đạo Thiên Chúa cần phải tiến hành nghi thức gì? Hôn nhân giữa hai người khác đạo không bị ngăn cấm, Giáo Hội cho phép người công giáo kết hôn với người không công giáo qua việc “chuẩn hôn phối”. Phép chuẩn này được ban do Đấng bản quyền địa phương.
Để làm phép chuẩn hôn phối khác đạo cần chuẩn bị:
- Chứng chỉ giáo lý hôn nhân
- Giấy đăng ký kết hôn
- Nhẫn cưới
- 2 người làm chứng
- Sổ gia đình công giáo (bản chính)
Nghi thức làm phép chuẩn hôn phối khác đạo bao gồm các bước sau đây:
Bước 1: Học Chứng chỉ giáo lý hôn nhân
Ở Sài Gòn có nhiều giáo xứ học giáo lý hôn nhân, hầu hết các Giáo xứ lớn đều có.
Thủ tục đăng ký thì đơn giản, bạn mang theo giấy giới thiệu từ Cha xứ họ đạo của mình và 2 tấm hình thẻ đến xem lịch học và đăng ký lớp phù hợp.
Thời gian học: khoảng 3 tháng.
Bước 2: Đăng ký kết hôn
Bạn đến UBND phường/xã nơi bạn sinh sống để đăng ký kết hôn, sau đó nộp một bản về cho Giáo xứ nơi bạn đăng ký làm phép chuẩn. Khi có đủ cả chứng chỉ giáo lý hôn nhân và Giấy đăng ký kết hôn. Đến nhà thờ để xin làm phép chuẩn khác đạo. Ngoài gia đình hai bên bạn cần nhờ 2 người làm chứng cho cuộc hôn nhân này, đồng thời chuẩn bị nhẫn cưới cho Cha để làm phép nhẫn.
Bước 3: Làm phép chuẩn tại nhà thờ
Sau khi đến nhà thờ làm đơn xin chuẩn khác đạo. Thông tin hai người kết hôn sẽ được thông báo khắp nhà thờ và kéo dài trong ba thánh lễ chủ nhật tiếp theo. Cha sẽ sắp xếp thời gian để tiến hành làm phép chuẩn (ngoài thánh lễ). Trước chúa, đôi bên hứa thề chung thủy, chăm sóc nhau bất kể khi gian nan, lúc bệnh hoạn, đồng thời chấp nhận con cái chúa ban.
Bạn cần học thuộc những câu sau:
Anh (Tên thánh + họ tên) nhận em (Họ tên) làm vợ, và hứa sẽ giữ lòng chung thủy với em, khi thịnh vượng cũng như lúc gian nan, khi ốm đau cũng như lúc mạnh khỏe, để yêu thương và tôn trọng em mọi ngày suốt đời anh.
Em (Họ tên) nhận anh (Tên thánh + Họ tên) làm chồng, và hứa sẽ giữ lòng chung thủy với anh, khi thịnh vượng cũng như lúc gian nan, khi ốm đau cũng như lúc mạnh khỏe, để yêu thương và tôn trọng anh mọi ngày suốt đời em.
Em (Họ tên) em hãy nhận chiếc nhẫn này để làm bằng chứng tình yêu và lòng trung thành của anh. Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần.
Anh (Tên thánh + Họ tên) anh hãy nhận chiếc nhẫn này để làm bằng chứng tình yêu và lòng trung thành của em.
Sau buổi làm lễ ở Nhà thờ 2 bạn đã chính thức thành một Gia đình nhỏ rồi đó. Sẽ được cấp một cuốn sổ Gia đình công giáo.
>>> Xem thêm
Cần làm thủ tục gì để quan hệ hôn nhân chấm dứt?
Ly hôn đơn phương nhanh nhất là bao lâu?
Ly hôn thuận tình nhanh nhất là bao lâu?
Người đạo phật có được lấy người đạo thiên chúa không?
Những điều cần biết khi người đạo phật lấy người đạo thiên chúa?
Phaplynhanh.vn đang hỗ trợ cho người dân, doanh nhân và doanh nghiệp trên khắp cả nước ở nhiều lĩnh vực khác nhau như Luật sư Hình sự, Luật sư Hôn nhân Gia đình, Luật sư Dân sự, Luật sư Doanh Nghiệp, Luật sư Đất đai… tư vấn ly hôn nhanh, tư vấn luật thừa kế,… liên hệ với chúng tôi qua thông tin tại Website Phaplynhanh.vn, Hotline: 0907520537 hoặc Fanpage: Pháp lý nhanh.
THÔNG TIN VỀ CHÚNG TÔI:
Trụ sở chính: CÔNG TY LUẬT TNHH ADB SAIGON25 Đồng Xoài, phường 13, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh.Chi nhánh Bình Dương: CÔNG TY LUẬT TNHH ADB SAIGON – CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG569 Đại lộ Bình Dương, phường Hiệp Thành, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.Điện thoại: 0377.377.877 – 0907.520.537 (Zalo)– 0855.017.017 (Hôn nhân) - 0786.085.085 (Doanh nghiệp)- 0907 520 537 (Tố tụng)Website: adbsaigon.com – luatbinhduong.com; Email: info@adbsaigon.com