Người đạo phật có được lấy người đạo thiên chúa không?

Kết hôn là việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn. Vậy, người đạo phật có được lấy người đạo thiên chúa không?

Điều kiện để nam, nữ có thể đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật?

Theo khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 thì nam, nữ kết hôn phải tuân theo các điều kiện sau đây:

  1. a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
  2. b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
  3. c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
  4. d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này, gồm:

– Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;

– Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

– Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

– Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng

Ngoài ra, Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.

Người đạo phật có được lấy người đạo thiên chúa không - Tư vấn, hỗ trợ pháp lý nhanh

Người đạo phật có được lấy người đạo thiên chúa không?

Thời kỳ hôn nhân là khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng; được tính từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân. Đồng thời, quan hệ vợ chồng chỉ được xác lập khi hai bên kết hôn.

Khi đăng ký kết hôn, hai bên nam, nữ phải đáp ứng một số điều kiện nêu tại điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 như: Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên; việc kết hôn do hai bên tự nguyện quyết định; hai bên không bị mất năng lực hành vi dân sự; Không thuộc các trường hợp bị cấm kết hôn như kết hôn giả tạo, tảo hôn, cưỡng ép hôn nhân, đang có vợ hoặc chồng mà kết hôn với người khác, kết hôn trong phạm vi 3 đời…

Đặc biệt, việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan có thẩm quyền thực hiện. Nếu không đăng ký thì không có giá trị pháp lý và mối quan hệ đấy sẽ không được pháp luật công nhận.

Tôn giáo không phải là rào cản khi kết hôn, pháp luật cũng không cấm những người khác tôn giáo không được kết hôn với nhau. Vì trong đạo thiên chúa nếu hai người khác đạo muốn kết hôn với nhau thì người không theo đạo chỉ cần học giáo lý hôn nhân tức là nếu một người muốn được công nhận hôn nhân khi kết hôn thì chỉ cần theo học giáo lý.

Cũng có những trường hợp một bên không cần phải học giáo lý nếu bên còn lại không có yêu cầu. Lớp học giáo lý là hình thức chứ không phải sự ép buộc một người theo đạo, nên bạn có thể theo học và không cần phải đi lễ hằng tuần và chung sống vợ chồng trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau.

Người đạo phật có được lấy người đạo thiên chúa không - Tư vấn, hỗ trợ pháp lý nhanh

>>> Xem thêm

Thời điểm chấm dứt quan hệ hôn nhân do ly hôn?

Thời điểm chấm dứt quan hệ hôn nhân do vợ hoặc chồng chết?

Cần làm thủ tục gì để quan hệ hôn nhân chấm dứt?

Ly hôn đơn phương nhanh nhất là bao lâu?

Ly hôn thuận tình nhanh nhất là bao lâu?

Phaplynhanh.vn đang hỗ trợ cho người dân, doanh nhân và doanh nghiệp trên khắp cả nước ở nhiều lĩnh vực khác nhau như Luật sư Hình sựLuật sư Hôn nhân Gia đìnhLuật sư Dân sựLuật sư Doanh NghiệpLuật sư Đất đaitư vấn ly hôn nhanhtư vấn luật thừa kế,… liên hệ với chúng tôi qua thông tin tại Website Phaplynhanh.vn, Hotline: 0907520537 hoặc Fanpage: Pháp lý nhanh.

Để lại một bình luận