Thực tế khi xảy ra ly hôn thì các mâu thuẫn, tranh chấp liên quan đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con là rất phổ biến, do đó pháp luật hôn nhân và gia đình ghi nhận quy định này nhằm để các chủ thể thực hiện theo đúng pháp luật, hạn chế các tranh chấp phát sinh. Cùng Pháp lý nhanh tìm hiểu thêm qua bài viết dưới đây:
Mục lục bài viết
Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Như vậy có thể thấy rằng khi hai người không chung sống với nhau nữa thì cha, mẹ vẫn phải thực hiện quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc và nuôi dưỡng, giáo dục con, không phải trường hợp nào cha mẹ cũng xảy ra chuyện tranh giành nuôi con. Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ nuôi con trong các trường hợp sau đây như con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Kết luận: pháp luật đã đưa ra những quy định dựa trên tính chất của sự thỏa thuận, theo đó vợ chồng có thể thỏa thuận về trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn hoặc có thể theo quy định của pháp luật. Cả hai bên nên thẳng thắn và để hai bên hiểu rõ hoàn cảnh, suy nghĩ của nhau, biết đặt lợi ích của đứa trẻ lên trên và cùng nhau phối hợp nuôi dưỡng con một cách tốt nhất, vì chỉ có như vậy mới khiến trẻ phát triển toàn diện nhất.
Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của Luật này; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.
Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.
Trong trường hợpxét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.
Trong trường hợpcó căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:
a) Người thân thích;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ.
Tuy pháp luật quy định là người không trực tiếp nuôi con có quyền thăm nom con, không ai được cản trở người đó thực hiện quyền này nhưng trên thực tế không phải lúc nào họ cũng được tạo điều kiện để thăm nom con, thậm chí nhiều trường hợp còn bị cản trở, gây khó dễ, xuất phát từ tâm lý hẹp hòi, cố chấp và những hành động theo kiểu trả thù cho những mâu thuẫn giữa hai người, mặc cho con cái phải gánh chịu hậu quả, mà không thấy rằng hành động như thế là vi phạm pháp luật.
Ngoài nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi dưỡng thì bố hay mẹ không trực tiếp nuôi con thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định, với mục đích để con có điều kiện phát triển tốt nhất và để san sẻ những khó khăn trong việc chăm sóc nuôi dưỡng con của bố hay mẹ, điều đó không những là sự chia sẻ mà tạo ra sự gắn kết với nhau trong việc cùng nhau chăm sóc nuôi dưỡng con.
Đối với trường hợp này thì người bị cản trở quyền thăm nom có thể khởi kiện về việc yêu cầu Tòa thay đổi người trực tiếp nuôi con. Bên cạnh đó, việc chứng minh hoàn toàn không dễ dàng, chúng minh cần đòi hỏi bên yêu cầu biết cách thu thập chứng cứ về việc mình đã bị cản trở quyền thăm nom con khi các bên có được những bằng chứng rõ ràng chứng minh quyền thăm nom con bị cản trở một cách hệ thống, có chủ ý thì mới có cơ sở được tòa chấp nhận.
Ngoài ra quý bạn đọc có thể xem thêm những bài liên quan:
So sánh tình trạng mất năng lực hành vi dân sự và hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Quyền thăm con sau khi ly hôn – Luật sư ADB SAIGON.
Trên đây là bài viết tham khảo của Pháp lý nhanh về Trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 và các văn bản có liên quan. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn đọc. Ngoài ra quý khách hàng cần hỗ trợ tư vấn xin vui lòng liên hệ phaplynhanh.vn . Pháp lý nhanh hiện đang hỗ trợ cho người dân, doanh nhân và doanh nghiệp trên khắp cả nước ở nhiều lĩnh vực khác nhau như Luật sư Hình sự, Luật sư Hôn nhân Gia đình, Luật sư Dân sự, Luật sư Doanh Nghiệp, Luật sư Đất đai…..tư vấn ly hôn nhanh, tư vấn luật thừa kế, luật sư Hình sự giỏi…..vui lòng liên hệ với chúng tôi qua thông tin tại Website, Hotline: 0907520537 hoặc Fanpage: Pháp lý nhanh.VN
THÔNG TIN VỀ CHÚNG TÔI:
Trụ sở chính: CÔNG TY LUẬT TNHH ADB SAIGON25 Đồng Xoài, phường 13, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh.Chi nhánh Bình Dương: CÔNG TY LUẬT TNHH ADB SAIGON – CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG569 Đại lộ Bình Dương, phường Hiệp Thành, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.Điện thoại: 0377.377.877 – 0907.520.537 (Zalo)– 0855.017.017 (Hôn nhân) - 0786.085.085 (Doanh nghiệp)- 0907 520 537 (Tố tụng)Website: adbsaigon.com – luatbinhduong.com; Email: info@adbsaigon.com