Đăng ký ngành nghề kinh doanh là việc lựa chọn mã ngành kinh tế của những lĩnh vực doanh nghiệp thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.
Hiện nay Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp không còn ghi nhận mã ngành, nghề kinh doanh nữa.
Vậy Mã ngành nghề kinh doanh là gì? Được sử dụng như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bà viết dưới đây.
Cơ sở pháp lý
- Luật DN 2020 số: 59/2020/QH14 ngày 17 tháng 6 năm 2020;
- Nghị định 47/2021/NĐ-CP ngày 01/04/2021 Hướng dẫn Luật DN 2020;
- Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký DN ngày 04 tháng 01 năm 2021.
Xem thêm: TÓM TẮT NHỮNG QUY ĐỊNH TRONG LUẬT DOANH NGHIỆP 2020
Mã ngành nghề kinh doanh là gì? Được sử dụng như thế nào?
- Ngành nghề kinh doanh là thông tin bắt buộc khi đăng ký thành lập doanh nghiệp.
- Hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam là căn cứ để lựa chọn mã ngành nghề để đăng ký vào hồ sơ đề nghị khi thành lập, thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.
- Hiện nay, hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam được quy định cụ thể tại Quyết định 27/2018/QĐ-TTg (VSIC 2018) Trước đó, được quy định tại Quyết định 10/2007/QĐ-TTg (VSIC 2007).
- Mã ngành, nghề dùng để nhận diện ngành, nghề của doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp có thể có một hoặc nhiều mã ngành, nghề tuy thuộc vào số lượng ngành, nghề đăng ký.
Quan trọng hơn cả, doanh nghiệp cần phải biết ghi mã ngành nghề khi kê khai hồ sơ đăng ký thành lập, thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, cụ thể:
- Doanh nghiệp lựa chọn ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam để ghi ngành, nghề kinh doanh trong Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Đối với những ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.
- Đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam nhưng được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.
- Đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam và chưa được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì Cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét ghi nhận ngành, nghề kinh doanh này vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp
- Nếu không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, đồng thời thông báo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) để bổ sung ngành, nghề kinh doanh mới.
Trên đây là các thông tin pháp luật phổ biến về Mã ngành nghề kinh doanh là gì? Được sử dụng như thế nào?. Ngoài ra, quý khách hàng còn các vấn đề pháp luật nào cần hỗ trợ tư vấn liên quan đến đăng ký thành lập DN, giải quyết tranh chấp nội bộ, hợp đồng kinh tế… xin vui lòng liên hệ Pháp lý nhanh.
Pháp lý nhanh hiện đang hỗ trợ cho người dân, doanh nhân và doanh nghiệp trên khắp cả nước ở nhiều lĩnh vực khác nhau như Luật sư Hình sự, Luật sư Hôn nhân Gia đình, Luật sư Dân sự, Luật sư Doanh Nghiệp, Luật sư Đất đai……..tư vấn ly hôn nhanh, tư vấn luật thừa kế, luật sư Hình sự giỏi…..vui lòng liên hệ với chúng tôi qua thông tin tại Website, Hotline: 0907520537 hoặc Fanpage: Pháp lý nhanh.VN
Xem thêm các bài viết liên quan:
Chọn Ngành nghề nhưng không có mã ngành, vậy lấy mã ngành ở đâu?
Tại sao phải đăng ký ngành nghề khi đăng ký kinh doanh?
Vì sao bỏ ngành nghề trên giấy chứng nhận ĐKDN nhưng vẫn phải kê khai?
Trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có thể hiện bảng ngành nghề của công ty không?
Được chọn mấy mã ngành nghề kinh doanh chính?
Đăng ký nhiều ngành nghề kinh doanh và một số điều cần lưu ý?
Lợi ích của việc đăng ký nhiều ngành nghề kinh doanh?
Đăng ký ngành nghề kinh doanh thường gặp vướng mắc gì?
Cách đăng ký ngành nghề kinh doanh theo mã ngành cho doanh nghiệp?
Đăng ký ngành nghề kinh doanh như thế nào cho chuyên nghiệp?
Doanh nghiệp đăng ký được nhiều ngành nghề được không?
Hồ sơ và thủ tục thay đổi vốn điều lệ công ty bao gồm những gì?
Điều lệ công ty có ý nghĩa gì?
Doanh nghiệp không thay đổi nội dung giấy phép đăng ký kinh doanh bị xử phạt thế nào?
Các trường hợp phải thay đổi đăng ký kinh doanh?
Ai có quyền thành lập doanh nghiệp?
Góp vốn điều lệ bằng tiền mặt hay chuyển khoản?
THÔNG TIN VỀ CHÚNG TÔI:
Trụ sở chính: CÔNG TY LUẬT TNHH ADB SAIGON 25 Đồng Xoài, phường 13, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh. Chi nhánh Bình Dương: CÔNG TY LUẬT TNHH ADB SAIGON – CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG 569 Đại lộ Bình Dương, phường Hiệp Thành, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Điện thoại: 0377.377.877 – 0907.520.537 (Zalo)– 0855.017.017 (Hôn nhân) - 0786.085.085 (Doanh nghiệp)- 0907 520 537 (Tố tụng) Website: adbsaigon.com – luatbinhduong.com; Email: info@adbsaigon.com