Nhiều doanh nghiệp lựa chọn tổ chức lại doanh nghiệp nhằm hi vọng có thể vượt qua sự khó khăn chung của nền kinh tế hiện nay. Một trong các hình thức tổ chức lại doanh nghiệp được lựa chọn là chia công ty.
Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa nắm rõ được khái niệm chia công ty là gì? Dưới góc nhìn của Luật sư, Pháp lý nhanh sẽ nói về hoạt động chia doanh nghiệp giúp bạn đọc có thể tham khảo.
Mục lục bài viết
Chia công ty là gì?
Tại khoản 1 Điều 198 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về chia công ty là việc công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần chia các tài sản, quyền và nghĩa vụ, thành viên, cổ đông của công ty hiện có để thành lập hai hoặc nhiều công ty mới.
Công thức: A = B + C
Trong đó: A là doanh nghiệp bị chia; B, C là doanh nghiệp mới.
Ví dụ: Công ty TNHH X chuyển một phần vốn góp của các thành viên ra bên ngoài để thành lập công ty TNHH Y và công ty TNHH Z. Hoạt động này được xem là hoạt động chia doanh nghiệp. Công ty Y và công ty Z là hai công ty được chia ra từ công ty X. Công ty X sẽ chấm dứt hoạt động và các công ty mới kế thừa quyền và nghĩa vụ của công ty X.
Hệ quả pháp lý của việc chia công ty
Hệ quả:
Công ty bị chia chấm dứt tồn tại sau khi các công ty mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Trách nhiệm đối với các khoản nợ:
Công ty cũ không còn hoạt động. Các công ty mới phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về nghĩa vụ, các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị chia hoặc thỏa thuận với chủ nợ, khách hàng và người lao động để một trong số các công ty đó thực hiện nghĩa vụ này.
Lưu ý của Luật sư đối với chia công ty
- Chia công ty chỉ áp dụng với mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần với điều kiện công ty được chia phải cùng loại theo quyết định của Hội đồng thành viên hoặc Đại hội đồng cổ đông.
- Công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân không thuộc đối tượng được chia doanh nghiệp. Hai công ty này chỉ có thể được tổ chức lại bằng phương pháp hợp nhất hoặc sáp nhập với một hoặc một số công ty khác.
- Chia công ty là hoạt động quan trọng ảnh hưởng đến vận mệnh của doanh nghiệp, cho nên việc đưa ra quyết định chia doanh nghiệp sẽ do cơ quan có quyền quyết định cao nhất trong công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần quyết định. Quyết định này phải được gửi đến tất cả các chủ nợ, người lao động biết theo quy định pháp luật về trình tự, thủ tục cụ thể được quy định tại Luật doanh nghiệp năm 2020
Nếu bạn đang cân nhắc việc chia công ty hoặc gặp vướng mắc pháp lý liên quan, hãy tìm đến sự hỗ trợ từ các chuyên gia pháp lý hoặc luật sư để đảm bảo rằng doanh nghiệp của bạn được bảo vệ và tối ưu hóa trong mọi khía cạnh.
Pháp lý nhanh rất mong được kết nối và chia sẻ thêm kiến thức với các bạn. Hẹn gặp lại ở các bài viết tiếp theo!
Pháp lý nhanh hiện đang hỗ trợ cho người dân, doanh nhân và doanh nghiệp trên khắp cả nước ở nhiều lĩnh vực khác nhau như Luật sư Hình sự, Luật sư Hôn nhân Gia đình, Luật sư Dân sự, Luật sư Doanh Nghiệp, Luật sư Đất đai…tư vấn ly hôn nhanh, tư vấn luật thừa kế, luật sư Hình sự giỏi…..vui lòng liên hệ với chúng tôi qua thông tin tại Website, Hotline: 0377 377 877 hoặc Fanpage: https://www.facebook.com/luatsutaibinhduong.
THÔNG TIN VỀ CHÚNG TÔI:
Trụ sở chính: CÔNG TY LUẬT TNHH ADB SAIGON25 Đồng Xoài, phường 13, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh.Chi nhánh Bình Dương: CÔNG TY LUẬT TNHH ADB SAIGON – CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG569 Đại lộ Bình Dương, phường Hiệp Thành, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.Điện thoại: 0377.377.877 – 0907.520.537 (Zalo)– 0855.017.017 (Hôn nhân) - 0786.085.085 (Doanh nghiệp)- 0907 520 537 (Tố tụng)Website: adbsaigon.com – luatbinhduong.com; Email: info@adbsaigon.com