Khái niệm đặt cọc theo quy định trong Bộ luật Dân sự 2015

Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta hay được nghe thấy các cụm từ như “đặt cọc” hay “tiền đặt cọc”. Vậy khái niệm đặt cọc là gì? Pháp luật quy định như thế nào về đặt cọc. Cùng Pháp lý nhanh tìm hiểu về khái niệm dặt cọc qua bài viết sau đây.

Cơ sở pháp lý

Bộ luật Dân sự 2015

Khái niệm đặt cọc?

Khái niệm đặt cọc -Hỗ trợ,tư vấn pháp lý nhanh

Theo quy định tại điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về khái niệm đặt cọc như sau:

Điều 328. Đặt cọc

1.Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

2.Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Như vậy, khái niệm đặt cọc là việc một bên (gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (gọi là bên nhận đặt cọc) một giá trị như: khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác trong một thời gian nhất định để bảo đảm thực hiện hợp đồng giữa hai bên.

Trường hợp hợp đồng đã được giao kết, được thực hiện thì tài sản đã đặt cọc trước đó được trả lại cho bên đã đặt cọc hoặc được trừ vào việc thực hiện nghĩa vụ trả tiền cho bên nhận đặt cọc. Trường hợp bên đặt cọc từ chối giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đã đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc. Trường hợp bên nhận đặt cọc từ chối giao kết, thực hiện hợp đồng thì bên nhận đặt cọc phải trả cho bên đặt cọc tài sản đã đặt cọc và một giá trị tiền tương đương giá trị tài sản đã đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Bài viết liên quan

Hợp đồng đặt cọc, Quy định về đặt cọc và mức phạt tiền đặt cọc

Đặt cọc khi mua bán đất đai có cần công chứng không ?

Đặt cọc mua bán nhà đất và Những điều cần lưu ý khi tiến hành

Chia sẻ mẫu hợp đồng đặt cọc mua đất 2022

Trên đây là bài viết tham khảo về Khái niệm đặt cọc theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015Phaplynhanh.vn luôn sẵn sàng tư vấn pháp lý miễn phí (qua điện thoại 0907520537tư vấn trực tiếp, qua zalofanpage: Pháp lý nhanh VN…) về tất cả các thắc mắc nhiều lĩnh vực khác nhau như Luật sư Hình sựLuật sư Hôn nhân Gia đìnhLuật sư Dân sựLuật sư Doanh Nghiệp, Luật sư Kinh doanh Thương mại, Luật sư Đất đai

Để lại một bình luận