Hình phạt quản chế được pháp luật hình sự Việt Nam quy định như thế nào? Cùng Luật sư ADB SAIGON tìm hiểu chi tiết bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
Hình phạt quản chế là gì?
Khái niệm về quản chế được quy định tại Điều 38 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 như sau:
“Quản chế là buộc người bị kết án phạt tù phải cư trú, làm ăn sinh sống và cải tạo ở một địa phương nhất định, có sự kiểm soát, giáo dục của chính quyền và nhân dân địa phương. Trong thời gian quản chế, người bị kết án không được tự ý ra khỏi nơi cư trú, bị tước một số quyền công dân theo Điều 39 của Bộ luật này và bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định.
Quản chế được áp dụng đối với người phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia, người tái phạm nguy hiểm hoặc trong những trường hợp khác do Bộ luật này quy định.
Thời hạn quản chế là từ một năm đến năm năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù.”
Như vậy, hình phạt quản chế chính là một hình thức cư trú bắt buộc, nhưng kèm theo điều kiện là phải cải tạo ở nơi cư trú, có sự kiểm soát, giáo dục của chính quyền và nhân dân địa phương nơi họ đến cư trú sau khi chấp hành xong hình phạt tù
Các tội phạm bị áp dụng hình phạt quản chế
Quản chế là một trong những hình phạt bổ sung đối với người phạm tội. Cụ thể các tội phạm bị áp dụng hình thức phạt quản chế trong Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) như sau:
– Tội giết người (Điều 123);
– Tội mua bán người (Điều 150);
– Tội mua bán người dưới 16 tuổi (Điều 151);
– Tội cướp tài sản (Điều 168);
– Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý (Điều 255);
– Tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thuỷ (Điều 282);
– Tội khủng bố (Điều 299);
– Tội tài trợ khủng bố (Điều 300);
– Tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia (Điều 303);
– Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự (Điều 304);
– Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ (Điều 305);
– Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao hoặc công cụ hỗ trợ (Điều 306);
– Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, phát tán, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân (Điều 309);
– Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc (Điều 311);
– Tội chứa mại dâm (Điều 327).
Trên đây là một số quy định về hình phạt quản chế mà Luật sư ADB SAIGON cung cấp. Ngoài ra Luật sư ADB SAIGON luôn sẵn sàng tư vấn pháp lý miễn phí (qua điện thoại 0907520537, tư vấn trực tiếp, qua zalo, fanpage…) về tất cả các thắc mắc nhiều lĩnh vực khác nhau như Luật sư Hình sự, Luật sư Hôn nhân Gia đình, Luật sư Dân sự, Luật sư Doanh Nghiệp, Luật sư Kinh doanh Thương mại, Luật sư Đất đai…
Bài viết khác có liên quan
Quy định về hình phạt tiền theo Bộ luật hình sự Việt Nam
Hình phạt trục xuất theo quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam
Quy định về hình phạt cảnh cáo theo Bộ luật hình sự Việt Nam.
Phạt cải tạo không giam giữ là gì?
Tù chung thân là gì? Tù chung thân có được ra tù?
THÔNG TIN VỀ CHÚNG TÔI:
Trụ sở chính: CÔNG TY LUẬT TNHH ADB SAIGON25 Đồng Xoài, phường 13, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh.Chi nhánh Bình Dương: CÔNG TY LUẬT TNHH ADB SAIGON – CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG569 Đại lộ Bình Dương, phường Hiệp Thành, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.Điện thoại: 0377.377.877 – 0907.520.537 (Zalo)– 0855.017.017 (Hôn nhân) - 0786.085.085 (Doanh nghiệp)- 0907 520 537 (Tố tụng)Website: adbsaigon.com – luatbinhduong.com; Email: info@adbsaigon.com