Hình phạt trục xuất theo quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam

Trục xuất là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung áp dụng đối với người nước ngoài phạm tội (người không có quốc tịch Việt Nam) buộc người đó trong thời hạn nhất định phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cùng Luật sư ADB SAIGON tìm hiểu bài viết dưới đây.

Trục xuất là gì?

Căn cứ Điều 37 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 có quy định như sau:

Trục xuất là buộc người nước ngoài bị kết án phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trục xuất được Toà án áp dụng là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung trong từng trường hợp cụ thể.”

Trục xuất mang tính cưỡng chế thi hành đối với những đối tượng bị áp dụng hình phạt.

Luật sư ADB SAIGON cung cấp dịch vụ luật sư bào chữa và tham gia tranh tụng các vụ án hình sự cho mọi đối tượng khách hàng là cá nhân, tổ chức – doanh nghiệp khắp Việt Nam. Cho công dân từ đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự đang là người bị tố giác, người bị bắt giữ, bị can, bị cáo. Luật sư bào chữa của chúng tôi tham gia từ giai đoạn tiền tố tụng (lấy lời khai về tin tố giác, bị tạm giữ hình sự…) giai đoạn khởi tố vụ án, điều tra vụ án, truy tố và xét xử vụ án.

Hình phạt trục xuất theo quy định của Bộ luật hình sự-Luật sư ADB SAIGON

Quy định của pháp luật hình sự về trục xuất.

Theo pháp luật hình sự hiện hành, công dân Việt Nam và người nước ngoài, người không quốc tịch đều được tôn trọng và đối xử bình đẳng.

Tuy nhiên, đối với người nước ngoài, người không quốc tịch thì việc áp dụng các hình phạt còn liên quan đến vấn đề ngoại giao giữa các nước. Vì vậy, công tác tố tụng hình sự đối với người nước ngoài vừa phải thực hiện một cách chặt chẽ và tuân thủ pháp luật vừa phải giữ được mối quan hệ ngoại giao.

Theo đó, hình phạt trục xuất tại Điều 37 Bộ Luật hình sự 2015 là hình phạt riêng biệt dành cho các đối tượng phạm tội là người nước ngoài, người không quốc tịch.

Bộ luật hình sự hiện hành quy định trục xuất vừa là hình phạt chính vừa là hình phạt bổ sung. Cụ thể tại Điều 32 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định rằng:

Điều 32. Các hình phạt đối với người phạm tội

“1. Hình phạt chính bao gồm:

…..

d) Trục xuất

2. Hình phạt bổ sung bao gồm:

…..

g) Trục xuất, khi không áp dụng là hình phạt chính

Như vậy, đối với trường hợp tuy Tòa án đã áp dụng hình phạt chính là các hình phạt khác, không phải là trục xuất. Tuy nhiên, nếu xét thấy cần thiết thì Tòa án có thể áp dụng trục xuất như là một hình phạt bổ sung.

Các trường hợp bị trục xuất khỏi Việt Nam.

Trục xuất là hình phạt mang tính cưỡng chế thi hành đối với những người nước ngoài bị áp dụng hình phạt. Người nước ngoài khi có hành vi vi phạm hành chính hoặc phạm tội hình sự thì có thể bị cơ quan có thẩm quyền ra quyết định trục xuất khỏi lãnh thổ Việt Nam theo quy định.

Người nước ngoài bị trục xuất khỏi Việt Nam trong những trường hợp như sau:

– Bị toà án có thẩm quyền của Việt Nam xử phạt trục xuất;

– Bị Bộ trưởng Bộ Công an ra quyết định trục xuất, việc trục xuất người nước ngoài được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự được giải quyết bằng đường ngoại giao.

Bộ trưởng Bộ Công an có thẩm quyền ra quyết định trục xuất người nước ngoài trong các trường hợp:

+ Vi phạm nghiêm trọng pháp luật Việt Nam, bị xử phạt hành chính;

+ Phạm tội nhưng được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự.

+ Vì lí do bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.

Luật sư ADB SAIGON luôn sẵn sàng tư vấn pháp lý miễn phí (qua điện thoại 0907520537tư vấn trực tiếp, qua zalofanpage…) về tất cả các thắc mắc nhiều lĩnh vực khác nhau như Luật sư Hình sựLuật sư Hôn nhân Gia đìnhLuật sư Dân sựLuật sư Doanh Nghiệp, Luật sư Kinh doanh Thương mại, Luật sư Đất đai

Bài viết khác có liên quan

Tù chung thân là gì? Tù chung thân có được ra tù?

Thế nào là vô ý phạm tội?

Quy định về đồng phạm theo Bộ luật hình sự Việt Nam

Tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy

Quy định về Tội vi phạm quy định về quản lý chất cháy, chất độc

Che giấu tội phạm có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

Để lại một bình luận