Di chúc là một cơ sở để phân chia di sản thừa kế, là ý muốn của người đã mất khi còn sống định đoạt tài sản của mình. Di chúc có nhiều loại và các hình thức lập di chúc này cũng khác nhau.
Mục lục bài viết
Các hình thức lập di chúc theo quy định của Pháp luật
Căn cứ theo Điều 627 Bộ luật Dân sự 2015 thì di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.
Bên cạnh đó Điều 628 Bộ luật này cũng quy định các loại di chúc bằng văn bản gồm:
- Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng
- Di chúc bằng văn bản có người làm chứng
- Di chúc bằng văn bản có công chứng
- Di chúc bằng văn bản có chứng thực
Như vậy hình thức của di chúc có 5 loại gồm: Di chúc miệng và 4 loại di chúc bằng văn bản.
Hình thức lập di chúc bằng miệng
Di chúc miệng (chúc ngôn) là sự bày tỏ bằng lời nói ý chí của người để lại di sản thừa kế lúc còn sống trong việc định đoạt khối di sản của mình cho người khác sau khi chết.
– Người để lại di sản thừa kế có thể lập di chúc miệng trong các trường hợp sau:
- Trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng.
- Sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.
Điều kiện có hiệu lực của di chúc bằng miệng:
Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ.
Hình thức lập di chúc bằng văn bản
Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng
Điều 633 Bộ luật Dân sự 2015 quy định, với hình thức lập di chúc này người lập di chúc phải tự viết và ký vào bản di chúc. Việc lập di chúc bằng văn bản không có người làm chứng phải tuân theo quy định tại Điều 631 của Bộ luật dân sự 2015.
Về nội dung di chúc phải đầy đủ thông tin:
- Ngày, tháng, năm lập di chúc
- Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc
- Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản
- Di sản để lại và nơi có di sản.
Di chúc không được viết tắt, cũng không được viết hay chú thích bằng ký hiệu. Người lập di chúc, nếu có sửa chữa, tẩy xóa một nội dung nào của di chúc thì phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa đó để xác minh việc họ tự sửa chữa, tẩy xóa chứ không phải do người khác thực hiện, đảm bảo tính hợp pháp của di chúc.
Di chúc bằng văn bản có người làm chứng
Tại Điều 634 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về hình thức lập di chúc này như sau:
- Trường hợp người lập di chúc không tự mình viết bản di chúc thì có thể tự mình đánh máy hoặc nhờ người khác viết hoặc đánh máy bản di chúc, nhưng phải có ít nhất là hai người làm chứng.
- Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc.
Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những trường hợp sau đây:
- Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc;
- Người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến nội dung di chúc;
- Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
Di chúc bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực
Căn cứ Điều 635 Bộ luật Dân sự 2015 thì người lập di chúc có thể yêu cầu công chứng hoặc chứng thực bản di chúc tại UBND cấp xã hoặc yêu cầu công chứng viên tới chỗ ở của mình để lập di chúc.
Việc lập di chúc có công chức được thực hiện theo đúng thủ tục như sau:
- Người lập di chúc sẽ phải tuyên bố nội dung, nguyện vọng của mình về việc định đoạt tài sản, cũng như các nội dung khác của di chúc định lập trước mặt của công chứng viên.
- Công chứng viên sẽ phải lắng nghe, ghi chép lại nội dung mà người lập di chúc, chủ sở hữu tài sản đã đọc, tuyên bố.
- Sau khi đọc, kiểm tra nội dung bản di chúc được công chứng viên ghi chép lại xem đã chính xác, đúng với nguyện vọng, ý chí, mong muốn của mình hay chưa thì người lập di chúc sẽ phải trực tiếp ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc này.
- Công chứng viên sẽ trực tiếp ký vào bản di chúc và thực hiện việc công chứng di chúc.
Di chúc bằng văn bản được chứng thực
Người lập di chúc sẽ trực tiếp đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi mình cư trú để thực hiện việc lập di chúc. Về trình tự, thủ tục lập di chúc có chứng thực sẽ được thực hiện tương tự như trường hợp lập di chúc ở Văn phòng công chứng, tổ chức hành nghề công chứng.
Trên đây là bài viết của Luật sư ADB SAIGON về Các hình thức lập di chúc theo quy định của pháp luật. Hy vọng rằng với bài viết này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức để giải quyết được những vướng mắc hiện có của bản thân.
THÔNG TIN VỀ CHÚNG TÔI:
Trụ sở chính: CÔNG TY LUẬT TNHH ADB SAIGON
25 Đồng Xoài, phường 13, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh.
Chi nhánh Bình Dương: CÔNG TY LUẬT TNHH ADB SAIGON – CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG
569 Đại lộ Bình Dương, phường Hiệp Thành, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
Điện thoại: 0377.377.877 – 0907.520.537 – 0369.027.027 – 0855.017.017
Website: adbsaigon.com – luatbinhduong.com; Email: info@adbsaigon.com
THÔNG TIN VỀ CHÚNG TÔI:
Trụ sở chính: CÔNG TY LUẬT TNHH ADB SAIGON 25 Đồng Xoài, phường 13, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh. Chi nhánh Bình Dương: CÔNG TY LUẬT TNHH ADB SAIGON – CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG 569 Đại lộ Bình Dương, phường Hiệp Thành, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Điện thoại: 0377.377.877 – 0907.520.537 (Zalo)– 0855.017.017 (Hôn nhân) - 0786.085.085 (Doanh nghiệp)- 0907 520 537 (Tố tụng) Website: adbsaigon.com – luatbinhduong.com; Email: info@adbsaigon.com