Di sản thừa kế là số tài sản để lại trước khi chết và được xác định để chia thừa kế. Tuy nhiên có một loại tài sản là tiền phúng viếng người đã mất còn lại mà không biết xử lý như thế nào? Vậy tiền phúng viếng có được xem là di sản thừa kế hay không? Cùng Luật sư ADB Saigon tìm hiểu thêm về tiền phúng viếng có phải là di sản thừa kế theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 qua bài viết dưới đây:
Mục lục bài viết
Cơ sở pháp lý
– Bộ luật Dân sự 2015
Tiền phúng viếng là gì?
Theo quy định tại Điều 612 Bộ luật Dân sự 2015 thì: “Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sẩn của người chết trong tài sản chung với người khác.”
Di sản có thể bao gồm tiền, của cải vật chất, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Theo đó, tài sản của người chết để lại bao gồm tài sản riêng và phần tài sản trong tài sản chung được coi là di sản thừa kế. Phần tài sản riêng là phần tài sản do người đó tự tạo lập ngoài thời kỳ hôn nhân hoặc tài sản được thừa kế riêng, tặng cho riêng,… Phần tài sản trong tài sản chung có thể là tài sản trong khối tài sản chung của vợ chồng, trong khối tài sản sở hữu chung của gia đình hoặc chung với người khác.
Tiền phúng viếng được hiểu là tiền sau khi một người chết đi thì người thân, bạn bè, hàng xóm, người quen sẽ đến phúng điếu một khoản tiền cho gia đình người có tang. Phúng là nói những lễ vật mang đến để cúng cho người chết, có thể là trái cây, nhang đèn, vòng hoa, cũng có thể là tiền bạc,…Đây là sự hỗ trợ về mặt vật chất, phụ giúp chi phí tang ma cho gia quyến.
Tiền phúng viếng có phải là di sản thừa kế không?
Di sản thừa kế bao gồm tài sản riêng của người chết để lại hoặc tài sản của họ nằm trong khối tài sản chung với người khác. Thời điểm mở thừa kế được coi là thời điểm của người có tài sản chết gồm thời điểm chết sinh học hoặc chết pháp lý (quy định tại khoản 1 Điều 611 Bộ luật Dân sự 2015).
Còn thực tế, tiền phúng viếng là phần tiền có được sau thời điểm mở thừa kế, nó không được coi là tài sản của người chết nên không được coi là di sản thừa kế.
Hiện nay, trong các gia đình tiền phúng viếng sẽ dùng cho việc chi trả các khoản chi phí mai táng người chết; nếu như sau khi chi phí còn thừa thì phần tiền đó sẽ thuộc về gia đình của người chết. Theo quy định tại Điều 658 Bộ luật dân sự 2015 cũng quy định về nguyên tắc, chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng được trích từ di sản thừa kế của người đã mất.
Tiền phúng viếng thuộc về ai?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 658 Bộ luật Dân sự 2015 thì chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng là nghĩa vụ được ưu tiên thanh toán đầu tiên trong các nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế.
Trên thực tế, tiền phúng viếng sẽ được gia đình dùng cho việc chi trả chi phí mai táng người chết, phần còn dư sẽ thuộc về gia đình có người chết. Cũng có nhiều trường hợp, các gia đình sẽ sử dụng tiền phúng viếng để làm từ thiện hoặc mục đích khác…
Trên đây là bài viết tham khảo của Luật sư ADB SAIGON về tiền phúng viếng có phải là di sản thừa kế theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015. Luật sư ADB SAIGON luôn sẵn sàng tư vấn pháp lý miễn phí (qua điện thoại 0907520537, tư vấn trực tiếp, qua zalo, fanpage…) về tất cả các thắc mắc nhiều lĩnh vực khác nhau như Luật sư Hình sự, Luật sư Hôn nhân Gia đình, Luật sư Dân sự, Luật sư Doanh Nghiệp, Luật sư Kinh doanh Thương mại, Luật sư Đất đai…
THÔNG TIN VỀ CHÚNG TÔI:
Trụ sở chính: CÔNG TY LUẬT TNHH ADB SAIGON25 Đồng Xoài, phường 13, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh.Chi nhánh Bình Dương: CÔNG TY LUẬT TNHH ADB SAIGON – CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG569 Đại lộ Bình Dương, phường Hiệp Thành, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.Điện thoại: 0377.377.877 – 0907.520.537 (Zalo)– 0855.017.017 (Hôn nhân) - 0786.085.085 (Doanh nghiệp)- 0907 520 537 (Tố tụng)Website: adbsaigon.com – luatbinhduong.com; Email: info@adbsaigon.com