Hội thẩm là gì? Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Hội Thẩm nhân dân được quy định như thế nào?

Vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Hội Thẩm nhân dân không phải ai cũng hiểu rõ. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Hội Thẩm để có cái nhìn tổng quan về cơ quan quan trọng này trong hệ thống tư pháp.

Hội thẩm là gì?

Hội thẩm nhân dân là người được bầu hoặc cử theo quy định của pháp luật để làm nhiệm vụ xét xử những vụ án thuộc thẩm quyền của Toà án.

Theo quy định tại Điều 103 Hiến pháp 2013: “Việc xét xử sơ thẩm của TAND có Hội thẩm tham gia, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn.”

Điều 8 Luật tổ chức tòa án nhân dân 2014: “Việc xét xử sơ thẩm của Tòa án có Hội thẩm tham gia theo quy định của luật tố tụng, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn.”

Theo đó pháp luật quy định Hội thẩm nhân dân phải có trong các phiên xét xử sơ thẩm hình sự, dân sự, hành chính, Hội thẩm còn được giao quyền ngang với thẩm phán trong việc biểu quyết để ra một bản án theo hình thức đa số.

Theo quy định tại Điều 85 Luật tổ chức tòa án nhân dân 2014 điều kiện để trở thành Hội thẩm được quy định như sau:

– Là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có uy tín trong cộng đồng dân cư, có tinh thần dũng cảm và kiên quyết bảo vệ công lý, liêm khiết và trung thực.

– Có kiến thức pháp luật.

– Có hiểu biết xã hội.

– Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Nhiệm kỳ của Hội thẩm nhân dân theo nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân đã bầu ra Hội thẩm nhân dân.

Khi Hội đồng nhân dân hết nhiệm kỳ, Hội thẩm nhân dân tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Hội đồng nhân dân khóa mới bầu ra Hội thẩm nhân dân mới.

Nhiệm kỳ của Hội thẩm quân nhân là 05 năm, kể từ ngày được cử.

Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Hội Thẩm?

Tại Điều 46 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Hội thẩm như sau:

Điều 46. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Hội thẩm

Hội thẩm được phân công xét xử sơ thẩm vụ án hình sự có những nhiệm vụ, quyền hạn:

a) Nghiên cứu hồ sơ vụ án trước khi mở phiên tòa;

b) Tiến hành xét xử vụ án;

c) Tiến hành hoạt động tố tụng và biểu quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét xử.

Hội thẩm phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình.

Vai trò và trách nhiệm của Hội Thẩm là xem xét, đánh giá và quyết định về các vụ án hình sự hoặc dân sự đã được đưa ra trước toà. Hội Thẩm được thành lập nhằm đảm bảo sự khách quan, công bằng và độc lập trong quá trình tư pháp.

Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Hội thẩm - Tư vấn, hỗ trợ pháp lý nhanh

Đoàn Hội thẩm nhân dân?

Điều 4 Nghị quyết số 1213/2016/UBTVQH13 ban hành quy chế và hoạt động tổ chức của đoàn hội thẩm quy định Tổ chức Đoàn Hội thẩm nhân dân như sau:

– Đoàn Hội thẩm nhân dân bao gồm các Hội thẩm nhân dân được bầu để thực hiện nhiệm vụ xét xử tại mỗi Tòa án nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.

– Số lượng thành viên của mỗi Đoàn Hội thẩm nhân dân được xác định căn cứ vào số lượng Thẩm phán tại mỗi Tòa án như sau:

Tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh: cứ 02 Thẩm phán thì có 03 Hội thẩm, nhưng tổng số Hội thẩm tại một Tòa án nhân dân cấp tỉnh không dưới 20 người và tối đa không quá 100 người;

Tại Tòa án nhân dân cấp huyện: cứ 01 Thẩm phán thì có 02 Hội thẩm, nhưng tổng số Hội thẩm tại một Tòa án nhân dân cấp huyện không dưới 15 người và tối đa không quá 50 người, trừ trường hợp đặc biệt có thể có dưới 15 người.

– Đoàn Hội thẩm nhân dân có Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn và các Hội thẩm nhân dân là thành viên. Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn Hội thẩm nhân dân được bầu trong số Hội thẩm nhân dân. Số lượng Phó Trưởng đoàn Hội thẩm nhân dân được xác định như sau:

Đoàn Hội thẩm nhân dân dưới 25 Hội thẩm có 01 Phó Trưởng đoàn; từ 25 Hội thẩm trở lên có không quá 02 Phó Trưởng đoàn.

Trách nhiệm và quyền của Đoàn Hội thẩm nhân dân?

– Tổ chức để các Hội thẩm trao đổi kinh nghiệm xét xử, góp phần nâng cao trình độ nghiệp vụ, giữ gìn phẩm chất đạo đức của người Hội thẩm nhân dân.

– Kiến nghị với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Hội thẩm.

– Tham gia ý kiến với Tòa án nhân dân cùng cấp về hoạt động của Hội thẩm khi có yêu cầu.

– Thảo luận, tham gia ý kiến đối với các trường hợp khen thưởng, kỷ luật Hội thẩm.

– Phối hợp với Tòa án nhân dân cùng cấp trong việc tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho Hội thẩm.

– Tham gia ý kiến đối với dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật khi có yêu cầu.

– Kiến nghị với cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi Hội thẩm công tác hoặc làm việc tạo điều kiện để Hội thẩm thực hiện nhiệm vụ xét xử.

– Đề xuất dự toán kinh phí hỗ trợ hoạt động của Đoàn Hội thẩm gửi Tòa án nhân dân cùng cấp tổng hợp, lập dự toán trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

– Được cung cấp thông tin về tình hình kinh tế – xã hội ở địa phương; các văn bản, tài liệu liên quan đến tổ chức và hoạt động của Hội thẩm và Đoàn Hội thẩm khi có yêu cầu.

– Tổ chức sơ kết, tổng kết định kỳ 6 tháng, 01 năm hoặc khi cần thiết và gửi báo cáo đến Hội đồng Nhân dân, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chánh án Tòa án nhân dân cùng cấp.

Chúng tôi rất tự hào khi có thể hỗ trợ pháp lý cho nhiều lĩnh vực khác nhau như Hình sự Hôn nhân Gia đình Dân sự Doanh Nghiệp, Kinh doanh Thương mại Đất đai… Chúng tôi cam kết tiếp tục nỗ lực và cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý chất lượng cao nhất để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và góp phần đóng góp cho sự phát triển bền vững của cộng đồng. hãy liên hệ trực tiếp tới Hotline: 0907 520 537 hoặc Fanpage: Luật sư Bình Dương của Luật sư ADB SAIGON nếu bạn đang cần trợ giúp pháp lý, tư vấn, hỗ trợ hồ sơ, thủ tục.

Để lại một bình luận