Nguyên tắc giám đốc việc xét xử là gì?

Giám đốc việc xét xử được Hiến pháp 2013 quy định tại khoản 2 Điều 104: “Tòa án nhân dân tối cao giám đốc việc xét xử của các Tòa án khác, trừ trường hợp do luật định”. Nguyên tắc này có mục đích bảo đảm cho việc áp dụng pháp luật của các cấp Tòa án được nghiêm chỉnh, thống nhất và hiệu quả.

Vậy nguyên tắc giám đốc việc xét xử trong tố tụng dân sự được quy định như thế nào? Xin mời quý bạn đọc cùng tham khảo qua thông tin bài viết sau!

Cơ sở pháp lý:

Điều 18 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

Quy định của BLTTDS 2015 về giám đốc việc xét xử

Nguyên tắc giám đốc việc xét xử - Tư vấn, hỗ trợ pháp lý nhanh

Căn cứ Điều 18 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (BLTTDS) tuân thủ pháp luật về nguyên tắc giám đốc việc xét xử được quy định như sau:

“Tòa án nhân dân tối cao giám đốc việc xét xử của các Tòa án;

Tòa án nhân dân cấp cao giám đốc việc xét xử của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Tòa án nhân dân cấp tỉnh),

Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Tòa án nhân dân cấp huyện)

thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ để bảo đảm việc áp dụng pháp luật nghiêm chỉnh và thống nhất.”

Hoạt động giám đốc thẩm việc xét xử của Tòa án cấp trên đối với hoạt động xét xử của Tòa án cấp dưới

Được tiến hành bằng việc xem xét lại các bản án, quyết định của Tòa án cấp dưới theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm nếu có kháng cáo, kháng nghị. Cụ thể:

Tòa án nhân dân tối cao:

  • Giám đốc thẩm
  • Tái thẩm bản án

Quyết định của các Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo quy định của luật tố tụng; Giám đốc việc xét xử của các Tòa án khác, trừ trường hợp do luật định

(được quy định tại Điều 20 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014)

Kết luận về giám đốc việc xét xử trong tố tụng dân sự

Điều này cho thấy giám đốc việc xét xử là một hoạt động rất quan trọng và cần thiết. Giám đốc việc xét xử là việc mà các Tòa án cấp trên xem xét, giám sát việc xét xử của các Tòa cấp dưới nhằm phát hiện ra những sai sót nhằm đảm bảo quyền, lợi ích của các cá nhân, tổ chức. Đồng thời cũng là hoạt động nhằm đảm bảo áp dụng thống nhất pháp luật và ghi nhận những vấn đề thực tiễn cần khắc phục, từ đó đúc kết kinh nghiệm cho toàn ngành.

Trên đây là các thông tin pháp luật phổ biến về việc Nguyên tắc giám đốc việc xét xử là gì? Ngoài ra quý khách hàng còn các vấn đề pháp luật nào cần hỗ trợ tư vấn xin vui lòng liên hệ Văn phòng Luật sư ADB SAIGON.

Luật sư ADB SAIGON hiện đang hỗ trợ cho người dân, doanh nhân và doanh nghiệp trên khắp cả nước ở nhiều lĩnh vực khác nhau như Luật sư Hình sựLuật sư Hôn nhân Gia đìnhLuật sư Dân sựLuật sư Doanh NghiệpLuật sư Đất đaitư vấn ly hôn nhanhtư vấn luật thừa kếluật sư Hình sự giỏi..vui lòng liên hệ với chúng tôi qua thông tin tại Website, Hotline: 0907520537 hoặc Fanpage: https://www.facebook.com/luatsutaibinhduong

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *