Mất sổ đỏ thì có được lập di chúc để lại quyền sử dụng đất không?

Tài sản thừa kế là quyền sử dụng đất là một trong những di sản có giá trị lớn. Vậy, trong trường hợp mất sổ đỏ thì có được lập di chúc để lại quyền sử dụng đất không? Cùng Luật sư ADB Saigon tìm hiểu thêm về việc lập di chúc để lại quyền sử dụng đất trong trường hợp mất sổ đỏ theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 qua bài viết dưới đây:

Cơ sở pháp lý

– Bộ luật Dân sự 2015

– Luật Đất đai 2013

Di chúc là gì?

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Tài sản theo quy định của Bộ luật Dân sự bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá; và quyền tài sản. Tài sản bao gồm động sản và bất động sản.

Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.

Di sản để lại bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản  chung với người khác.

Điều kiện để di chúc hợp pháp?

Người lập di chúc phải là người đáp ứng được điều kiện Điều 625 và khoản 1 Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015.

Di chúc của trường hợp người lập di chúc có hoàn cảnh đặc biệt như người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi; hoặc người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ; phải đáp ứng khoản 2, 3 Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015.

Di chúc có thể thực hiện theo hình thức văn bản hoặc di chúc miệng. Di chúc bằng văn bản phải được thực hiện theo một trong bốn hình thức: Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng; Di chúc bằng văn bản có người làm chứng; Di chúc bằng văn bản có công chứng; Di chúc bằng văn bản có chứng thực.

Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng; và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng; người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc; kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng; thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký; hoặc điểm chỉ của người làm chứng.

Xem thêm bài viết: Đất không có sổ đỏ phân chia thừa kế như thế nào?

Mất sổ đỏ thì có được lập di chúc để lại quyền sử dụng đất không-Hỗ trợ tư vấn pháp lý nhanh

Mất sổ đỏ thì có được lập di chúc để lại quyền sử dụng đất không?

Theo Điều 106 Bộ luật Dân sự 2015 pháp luật quy định: “Quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là bất động sản được đăng ký theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về đăng ký tài sản”.

Đồng thời, ở khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai 2013 cũng quy định: “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.”

Trên thực tế, để lập di chúc đối với quyền sử dụng đất người lập di chúc không cần có sổ đỏ. Tuy nhiên, người nhận di sản thừa kế lại cần sổ đỏ như một trong những giấy tờ quan trọng; để có thể thực hiện thủ tục nhận quyền thừa kế.

Vì vậy, trong trường hợp bị mất sổ đỏ; để giảm thiểu những rủi ro đó có thể xảy ra; người có di sản để lại trước khi lập di chúc nên thực hiện thủ tục xin cấp lại sổ đỏ đối với mảnh đất. Cụ thể, tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 có quy định việc cấp sổ đổ cho những người có giấy tờ liên quan, chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp.

Điều 101 Luật Đất đai 2013 có quy định việc cấp sổ đỏ cho những người mặc dù không có những giấy tờ liên quan nhưng đã chiếm hữu và sử dụng lâu dài; không có tranh chấp với người khác và có sự xác nhận của chính quyền địa phương.

Trên đây là bài viết tham khảo của Luật sư ADB SAIGON về trường hợp mất sổ đỏ được lập di chúc để lại quyền sử dụng đất theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015. Luật sư ADB SAIGON luôn sẵn sàng tư vấn pháp lý miễn phí (qua điện thoại 0907520537tư vấn trực tiếp, qua zalofanpage…) về tất cả các thắc mắc nhiều lĩnh vực khác nhau như Luật sư Hình sựLuật sư Hôn nhân Gia đìnhLuật sư Dân sựLuật sư Doanh Nghiệp, Luật sư Kinh doanh Thương mại, Luật sư Đất đai

Để lại một bình luận