Quyền sử dụng đất là một trong những di sản có giá trị lớn. Trên thực tế, nhiều người sử dụng đất đã có từ lâu mà không hề có sổ đỏ. Vậy, đối với trường hợp đất không có sổ đỏ phân chia thừa kế như thế nào? Cùng Luật sư ADB Saigon tìm hiểu thêm về Đất không có sổ đỏ phân chia thừa kế như thế nào theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 qua bài viết dưới đây:
Mục lục bài viết
Cơ sở pháp lý
– Bộ luật Dân sự 2015
– Luật Đất đai 2013
– Nghị định 43/2014/NĐ-CP
Đất không có sổ đỏ là gì?
Căn cứ khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định: “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.”
Vì vậy đây là loại giấy tờ rất quan trọng, là căn cứ để bảo vệ quyền và xác định nghĩa vụ của người chủ sở hữu trong các quan hệ giao dịch.
Trường hợp chủ sở hữu “đất không có sổ đỏ” sẽ rất khó khăn trong việc chứng minh căn cứ để bảo vệ quyền lợi, xác định nghĩa vụ và sẽ chịu nhiều thiệt thòi về đất trong việc hạn chế các giao dịch chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế hay thế chấp, đền bù khi thu hồi đất,…
Đất không có sổ đỏ có được để thừa kế không?
Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người đã chết để lại.
Trong đó nếu tài sản để thừa kế là quyền sử dụng đất thì người để lại di sản bên cạnh tuân theo các quy định của Bộ luật Dân sự 2015 về thừa kế thì còn phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật về đất đai.
Cá nhân được để lại thừa kế là quyền sử dụng đất khi có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được quy định cụ thể tại Điều 188 Luật Đất đai 2013. Bên cạnh đó, thửa đất không có sổ đỏ được để lại thừa kế cũng phải đáp ứng các điều kiện sau:
– Đất không có tranh chấp
– Quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án
– Trong thời hạn sử dụng đất
Khoản 1 Điều 100 Luật Đất đai 2013 quy định hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ổn định mà có một trong các loại giấy tờ thuộc điều khoản này thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Ngoài ra theo nếu người sử dụng đất không có các loại giấy tờ được quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 nhưng có các giấy tờ được quy định tại Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP cũng được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Như vậy, nếu người sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ thuộc khoản 1 Điều 100 Luật Đất đai 2013 hoặc thuộc Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và đất đáp ứng điều kiện thừa kế thì có quyền lập di chúc để định đoạt thửa đất đó cho người thừa kế.
Đất không có sổ đỏ phân chia thừa kế như thế nào?
Theo quy định của pháp luật nước ta hiện hành thì quyền sử dụng đất đối với đất chưa có sổ đỏ được xem là di sản thừa kế, bất kể thời điểm mở thừa kế là khi nào. Theo Bộ luật Dân sự 2015, thừa kế được chia theo di chúc hoặc chia theo pháp luật. Vậy, đất không có sổ đỏ phân chia thừa kế như thế nào?
Phân chia thừa kế theo di chúc
Khoản 2 Điều 626 Bộ luật Dân sự 2015 quy định người lập di chúc có quyền phân định phần di sản cho từng người thừa kế.
Nói cách khác, chia di sản thừa kế nói chung và di sản thừa kế là nhà đất nói riêng sẽ phụ thuộc vào nội dung của di chúc nếu di chúc hợp pháp; phần di sản thừa kế theo di chúc chỉ được chia lại khi có người hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung của di chúc theo quy định khoản 1 Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015.
Phân chia thừa kế theo pháp luật
Hưởng suất thừa kế bằng nhau: Khoản 2 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Như vậy, chỉ cần xác định chính xác số người thừa kế theo pháp luật thì phần di sản được hưởng sẽ được chia đều.
Phân chia di sản thừa kế: Khoản 2 Điều 660 Bộ luật Dân sự 2015 quy định những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật (đối với đất thì chia theo thửa hoặc theo diện tích);
Nếu không thể chia đều theo thửa hoặc theo diện tích thì những người thừa kế có thể thỏa thuận về việc định giá di sản thừa kế và thỏa thuận về người nhận đất – những người còn lại sẽ nhận tiền; nếu không thỏa thuận được thì chuyển nhượng để chia bằng tiền. Thông thường người thừa kế sẽ chia theo thửa và thỏa thuận phần giá trị chênh lệch hoặc tách thửa để chia đều bằng đất.
Trên đây là bài viết tham khảo của Luật sư ADB SAIGON về Đất không có sổ đỏ phân chia thừa kế như thế nào theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015. Luật sư ADB SAIGON luôn sẵn sàng tư vấn pháp lý miễn phí (qua điện thoại 0907520537, tư vấn trực tiếp, qua zalo, fanpage…) về tất cả các thắc mắc nhiều lĩnh vực khác nhau như Luật sư Hình sự, Luật sư Hôn nhân Gia đình, Luật sư Dân sự, Luật sư Doanh Nghiệp, Luật sư Kinh doanh Thương mại, Luật sư Đất đai…
THÔNG TIN VỀ CHÚNG TÔI:
Trụ sở chính: CÔNG TY LUẬT TNHH ADB SAIGON25 Đồng Xoài, phường 13, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh.Chi nhánh Bình Dương: CÔNG TY LUẬT TNHH ADB SAIGON – CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG569 Đại lộ Bình Dương, phường Hiệp Thành, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.Điện thoại: 0377.377.877 – 0907.520.537 (Zalo)– 0855.017.017 (Hôn nhân) - 0786.085.085 (Doanh nghiệp)- 0907 520 537 (Tố tụng)Website: adbsaigon.com – luatbinhduong.com; Email: info@adbsaigon.com