Nguyên tắc xác định ranh giới giữa các thửa đất liền kề

Xác định ranh giới giữa các thửa đất liền kề để hạn chế xảy ra tranh chấp. Khái niệm Thửa đất là phần diện tích đất được giới hạn bởi ranh giới xác định trên thực địa hoặc được mô tả trên hồ sơ (Khoản 1 Điều 3 Luật đất đai 2013). Cùng Luật Sư ADB SAIGON tìm hiểu cách xác định ranh giới thửa đất và nguyên tắc xác định ranh giới giữa các thửa đất liền kề qua bài viết dưới đây.

ranh giới giữa các thửa đất liền kề-tư vấn, hỗ trợ pháp lý nhanh

Ranh giới giữa các thửa đất liền kề là gì?

Việc mâu thuẫn khi không xác định rõ ranh giới đất đai liền kề là vấn đề khá phổ biến hiện nay, nhất là trong thực trang vấn đề đất đai luôn là chủ đề nóng. là xác định ranh giới sử dụng đất đai được xác định bằng mốc giới cụ thể do cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất hoặc cho thuê đất thực hiện khi giao đất, cho thuê đất trên thực địa; được ghi trong quyết định giao đất, cho thuê đất và được mô tả trong hồ sơ địa chính.

Nguyên tắc xác định ranh giới giữa các thửa đất liền kề

Điều 175 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về ranh giới giữa các thửa đất liền kề như sau:

– Việc xác định ranh giới giữa các thửa đất liền kề sẽ dựa trên thỏa thuận hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Ranh giới cũng có thể được xác định theo tập quán hoặc theo ranh giới đã tồn tại từ 30 năm trở lên mà không có tranh chấp.

Không được lấn, chiếm, thay đổi mốc giới ngăn cách, kể cả trường hợp ranh giới là kênh, mương, hào, rãnh, bờ ruộng. Mọi chủ thể có nghĩa vụ tôn trọng, duy trì ranh giới chung.

ranh giới giữa các thửa đất liền kề-tư vấn, hỗ trợ pháp lý nhanh

– Người sử dụng đất được sử dụng không gian và lòng đất theo chiều thẳng đứng từ ranh giới của thửa đất phù hợp với quy định của pháp luật và không được làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất của người khác.

Người sử dụng đất chỉ được trồng cây và làm các việc khác trong khuôn viên đất thuộc quyền sử dụng của mình và theo ranh giới đã được xác định; nếu rễ cây, cành cây vượt quá ranh giới thì phải xén rễ, cắt, tỉa cành phần vượt quá, trừ trường hợp có thỏa thuận khác

Bên cạnh đó, tại Khoản 1 Điều 11 Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT quy định cụ thể về cách xác định ranh giới giữa các thửa đất liền kề

Trên thực tế xảy ra nhiều trường hợp tranh chấp về ranh giới đất đai, các chủ thể sử dụng đất nên tự thỏa thuận với nhau trước để ôn hòa, nếu không thỏa thuận được thì tiến hành tại các cơ quan có thẩm quyền.

Trên đây là bài viết tham khảo của Luật sư ADB SAIGON về nguyên tắc xác định ranh giới giữa các thửa đất liền kề.

Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn đọc. Ngoài ra quý khách hàng cần hỗ trợ tư vấn xin vui lòng liên hệ Văn phòng Luật sư ADB SAIGONLuật sư ADB SAIGON hiện đang hỗ trợ cho người dân, doanh nhân và doanh nghiệp trên khắp cả nước ở nhiều lĩnh vực khác nhau như Luật sư Hình sựLuật sư Hôn nhân Gia đìnhLuật sư Dân sựLuật sư Doanh NghiệpLuật sư Đất đai…..tư vấn ly hôn nhanhtư vấn luật thừa kếluật sư Hình sự giỏi…..vui lòng liên hệ với chúng tôi qua thông tin tại Website, Hotline: 0907520537 hoặc Fanpage: Pháp lý nhanh.VN

Để lại một bình luận