Bản chất của việc vay là có vay có trả, bên vay phải có nghĩa vụ trả nợ cho bên cho vay cho nên đối với hành vi vay tiền không trả vì bất cứ lý do gì mà trốn nợ thì đều sẽ bị xử lý,
Vậy việc “Vay tiền không trả có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?” Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải quyết những thắc mắc.
Mục lục bài viết
Quy định pháp luật về vay tiền không trả
Vay mượn có giấy hợp đồng
Theo quy định tại Điều 463 Bộ Luật Dân sự 2015 về hợp đồng vay tài sản thì:
- Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay;
- Khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Vay mượn không có giấy hợp đồng
Theo quy định tại Điều 119 Bộ Luật Dân sự 2015 về hình thức của giao dịch dân sự thì hợp đồng cho vay tài sản có thể được xác lập bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
Vì vậy, trường hợp cho vay tiền không có giấy tờ chứng minh như hợp đồng cho vay thì giao dịch vẫn có hiệu lực pháp luật nếu được giao kết bằng miệng hoặc hành vi cụ thể của các bên.
Nếu hai bên không thỏa thuận được về việc kéo dài thời hạn trả nợ, bên vay có thể gửi đơn khởi kiện ra Tòa án.
Trong trường hợp bên cho vay tiền không có giấy tờ chứng minh giao dịch thì sử dụng các căn cứ như bản ghi âm, ghi hình cuộc nói chuyện khi cho vay; lời khai của người làm chứng hoặc sự xác nhận của bên vay qua email, tin nhắn điện thoại, phương tiện điện tử khác… để làm căn cứ khởi kiện, giải quyết tranh chấp trước Tòa án.
Khi nào vay tiền không trả bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Trường hợp mặc dù đã đến hạn phải trả tiền mặc dù có thiện chí trả tiền nhưng người vay không có khả năng để trả, có thông báo hoặc cam kết với người cho vay về thời gian trả nợ thì sẽ không cấu thành tội phạm mà chỉ vi phạm hợp đồng dân sự – hợp đồng vay tiền.
Vay tiền không trả sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu bên vay có một trong các hành vi như sau:
- Đến thời hạn trả tiền, mặc dù hoàn toàn có khả năng trả tiền nhưng cố tình không trả (có thể được biểu hiện bằng việc thách thức hoặc lẩn trốn không muốn trả)
- Dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản vay (dùng lời nói hoặc tin nhắn bịa đặt những điều sai sự thật để kéo thời gian- mục đích không muốn trả)
- Sử dụng tài sản vay vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản vay (dùng tiền vay để đánh bạc, sử dụng ma túy… và không thể trả lại được)
Trường hợp vay tiền không trả mà vi phạm điều 175 Bộ luật Hình sư 2015 quy định về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có thể bị phạt tù thấp nhất là 06 tháng (Khoản 1) và cao nhất là 20 năm (Khoản 4).
Trên đây là bài viết của chúng tôi về vấn đề vay tiền không trả. Trường hợp Quý bạn đọc có thắc mắc về nội dung bài viết hay cần hỗ trợ về việc xử lý không trả hoặc chậm trả nợ khi đến hạn, vui lòng liên hệ qua Hotline(Zalo): 0907 520 537 hoặc Fanpage: https://www.facebook.com/luatsutaibinhduong
THÔNG TIN VỀ CHÚNG TÔI:
Trụ sở chính: CÔNG TY LUẬT TNHH ADB SAIGON25 Đồng Xoài, phường 13, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh.Chi nhánh Bình Dương: CÔNG TY LUẬT TNHH ADB SAIGON – CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG569 Đại lộ Bình Dương, phường Hiệp Thành, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.Điện thoại: 0377.377.877 – 0907.520.537 (Zalo)– 0855.017.017 (Hôn nhân) - 0786.085.085 (Doanh nghiệp)- 0907 520 537 (Tố tụng)Website: adbsaigon.com – luatbinhduong.com; Email: info@adbsaigon.com