Thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội được quy định như thế nào?

Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, do đó Quốc hội có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu tư lớn liên quan đến môi trường, đất đai, rừng, dân cư…Chính vì vậy việc điều chỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội cũng phải tuân theo thủ tục nhất định theo quy định của pháp luật.

Vậy thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội được quy định như thế nào? Cùng phaplynhanh.vn tìm hiểu qua bài viết sau:

THẨM QUYỀN CHẤP THUẬN CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ QUỐC HỘI - HỖ TRỢ, TƯ VẤN PHÁP LÝ NHANH

Chấp thuận chủ trương đầu tư là gì?

Chấp thuận chủ trương đầu tư là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về mục tiêu, địa điểm, quy mô, tiến độ, thời hạn thực hiện dự án; nhà đầu tư hoặc hình thức lựa chọn nhà đầu tư và các cơ chế, chính sách đặc biệt (nếu có) để thực hiện dự án đầu tư.

Thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc Hội

Quốc hội là một trong những cơ quan có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư. Theo Điều 30 của Luật Đầu tư năm 2020, Quốc hội chấp thuận chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu tư sau:

THẨM QUYỀN CHẤP THUẬN CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ QUỐC HỘI - HỖ TRỢ, TƯ VẤN PHÁP LÝ NHANH

Điều 30. Thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội
Quốc hội chấp thuận chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu tư sau đây:

1. Dự án đầu tư ảnh hưởng lớn đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, bao gồm:

a) Nhà máy điện hạt nhân;

b) Dự án đầu tư có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biên giới từ 50 ha trở lên; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay và rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển từ 500 ha trở lên; rừng sản xuất từ 1.000 ha trở lên;

2. Dự án đầu tư có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ 02 vụ trở lên với quy mô từ 500 ha trở lên;

3. Dự án đầu tư có yêu cầu di dân tái định cư từ 20.000 người trở lên ở miền núi, từ 50.000 người trở lên ở vùng khác;

4. Dự án đầu tư có yêu cầu áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.

Như vậy, Quốc hội có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư đối với các dự án quan trọng, mà việc thực hiện dự án có thể tác động, ảnh hưởng và chi phối mạnh mẽ đến xã hội, môi trường, tài nguyên quốc gia.

THẨM QUYỀN CHẤP THUẬN CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ QUỐC HỘI - HỖ TRỢ, TƯ VẤN PHÁP LÝ NHANH

Trên đây là bài viết tham khảo qua phaplynhanh.vn về Thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc Hội theo quy định tại Luật Đầu tư 2020.

PHÁP LÝ NHANH luôn sẵn sàng tư vấn pháp lý miễn phí (qua điện thoại  0907520537tư vấn trực tiếp, qua zalofanpage…) về tất cả các thắc mắc nhiều lĩnh vực khác nhau như Luật sư Hình sựLuật sư Hôn nhân Gia đìnhLuật sư Dân sựLuật sư Doanh Nghiệp, Luật sư Kinh doanh Thương mại, Luật sư Đất đai

 

 

Để lại một bình luận