Quyết định cá biệt của cơ quan, tổ chức Tòa án có thẩm quyền như thế nào?

Việc xác định thẩm quyền của Tòa án đối với quyết định cá biệt của cơ quan, tổ chức là một trong những căn cứ để có thể chuyển đơn khởi kiện theo quy định của Pháp luật.
Vậy pháp luật nói chung và bộ luật tố tụng dân sự nói riêng quy định cụ thể về Thẩm quyền của Tòa án đối với quyết định cá biệt của cơ quan, tổ chức như thế nào?
Xin mời quý bạn đọc cùng tham khảo thêm thông tin thông qua nội dung bài viết này.

Cơ sở pháp lý

Điều 34 Bộ luật tố tụng dân sự 2015

Khái niệm quyết định cá biệt

Quyết định cá biệt là quyết định đã được ban hành về một vấn đề cụ thể và được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể, trường hợp vụ việc dân sự có liên quan đến quyết định này thì phải được Tòa án xem xét trong cùng một vụ việc dân sự đó, căn cứ theo khoản 2 điều 34 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015.

Quyết định cá biệt có những đặc điểm riêng so với những loại quyết định khác và nó có vai trò như dùng để áp dụng quy phạm pháp luật nên quyết định cá biệt dùng trong một lần và áp dụng cho một hay một số đối tượng cụ thể nhất định hay có thể trực tiếp làm cho phát sinh và thay đổi, chấm dứt về mối quan hệ pháp luật hành chính.

Quyết định cá biệt - Tư vấn, hỗ trợ pháp lý nhanh

Ngoài ra quyết định cá biệt còn đưa ra các chủ trương, biện pháp hoặc các quy tắc xử sự một công việc cụ thể cho đời sống xã hội để thực hiện chức năng về quản lý và góp phần đảm bảo sự chấp hành, tuân thủ đúng các quy định của cơ quan Nhà nước.

Thẩm quyền của Tòa án đối với quyết định cá biệt của cơ quan, tổ chức

Căn cứ Điều 34 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về thẩm quyền của Tòa án đối với quyết định cá biệt của cơ quan tổ chức như sau:

“1. Khi giải quyết vụ việc dân sự, Tòa án có quyền hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ việc dân sự mà Tòa án có nhiệm vụ giải quyết.

2. Quyết định cá biệt quy định tại khoản 1 Điều này là quyết định đã được ban hành về một vấn đề cụ thể và được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể. Trường hợp vụ việc dân sự có liên quan đến quyết định này thì phải được Tòa án xem xét trong cùng một vụ việc dân sự đó.

3. Khi xem xét hủy quyết định quy định tại khoản 1 Điều này, Tòa án phải đưa cơ quan, tổ chức hoặc người có thẩm quyền đã ban hành quyết định tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền đã ban hành quyết định phải tham gia tố tụng và trình bày ý kiến của mình về quyết định cá biệt bị Tòa án xem xét hủy.

4. Thẩm quyền của cấp Tòa án giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp có xem xét việc hủy quyết định cá biệt quy định tại khoản 1 Điều này được xác định theo quy định tương ứng của Luật tố tụng hành chính về thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án nhân dân cấp tỉnh.”

Quyết định cá biệt của cơ quan, tổ chức Tòa án có thẩm quyền như thế nào?

Quyết định cá biệt của cơ quan, tổ chức phải là những quyết định xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ việc của Tòa án đang giải quyết.

Quyết định cá biệt của cơ quan, tổ chức - Tư vấn, hỗ trợ pháp lý nhanh

Quyết định cá biệt này có thể xuất phát từ phía chính các cơ quan đang tiến hành tố tụng trong vụ án đó những cũng có thể xuất phát từ chính các cơ quan nhà nước khác.

Tòa án chỉ có thể hủy quyết định cá biệt của cơ quan, tổ chức khi quyết định cá biệt đó là quyết định trái pháp luật và phải xâm phạm đến quyền và lợi ích của vụ án mà Tòa án đang giải quyết vụ án đó.

Khi xem xét có đưa ra quyết định hủy hay không, Tòa án phải đưa cơ quan, tổ chức vào người có quyền, nghĩa vụ liên quan để cơ quan, tổ chức này trình bày ý kiến, quan điểm của mình về việc Tòa án xem xét có hủy hay không quyết định cá biệt đó.

Ngoài ra để tránh sự rắc rối, rườm rà khi phải đưa những quyết định hành chính đó sang giải quyết theo thủ tục về tố tụng hành chính.

Giải quyết quyết định hành chính cá biệt trái pháp luật đó theo hướng nhập vào vụ án đang giải quyết để xem xét một cách nhanh chóng hơn.

=> Xem thêm: Những yêu cầu về kinh doanh thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

Trên đây là bài viết tham khảo của Luật sư ADB SAIGON về Quyết định cá biệt của cơ quan, tổ chức Tòa án có thẩm quyền như thế nào? theo quy định của Bộ tố tụng luật Dân sự 2015. Luật sư ADB SAIGONluôn sẵn sàng tư vấn pháp lý hãy liên hệ trực tiếp tới Hotline: 0907 520 537 hoặc Fanpage:Luật sư Bình Dương của Luật sư ADB SAIGON Nếu bạn đang cần trợ giúp pháp lý, tư vấn, hỗ trợ hồ sơ, thủ tục.

Luật sư ADB SAIGON hỗ trợ nhiều lĩnh vực khác nhau cho rất nhiều khu vực như Luật sư Hình sựLuật sư Hôn nhân Gia đìnhLuật sư Dân sựLuật sư Doanh NghiệpLuật sư Kinh doanh Thương mạiLuật sư Đất đai

Để lại một bình luận