Quyền thừa kế là gì? Nguyên tắc về quyền thừa kế theo quy định Bộ luật dân sự 2015?

Quyền thừa kế được hiểu là quyền để lại di sản (tài sản thừa kế) của mình cho người khác thông qua hình thức lập di chúc hoặc chia tài sản thừa kế theo pháp luật. Cùng Luật sư ADB Saigon tìm hiểu thêm về quyền thừa kế và nguyên tắc của pháp luật thừa kế qua bài viết dưới đây :

Khái niệm quyền thừa kế là gì?

Theo Từ điển Luật học, định nghĩa quyền thừa kế là quyền để lại tài sản của mình cho người khác sau khi chết, hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Bao gồm quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình, để lại tài sản cho người thừa kế theo pháp luật và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.

Tại Điều 609 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:

“Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.

Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc.”

Như vậy, quyền thừa kế là một chế định pháp luật dân sự, là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh việc dịch chuyển tài sản của người chết cho người khác theo di chúc hoặc theo một trình tự nhất định đồng thời quy định phạm vi quyền, nghĩa vụ và phương thức bảo vệ các quyền và nghĩa vụ của người thừa kế.

Quyền thừa kế là gì? Nguyên tắc về quyền thừa kế theo quy định Bộ luật dân sự 2015?

Đặc điểm của quyền thừa kế

Đối tượng quyền thừa kế

Đối tượng của quyền thừa kế được hiểu dưới góc độ pháp lý là tải sản thuộc sở hữu hợp của người chết được để lại cho người còn sống. Điều 115 Bộ luật dân sự 2015 quy định quyền tài sản là quyền giá trị được bằng tiền, trong đó bao gồm quyền tài sản với đối tượng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ và những quyền tài sản khác. Tài sản được thừa kế bao gồm những tài sản gì? Theo quy định tại Điều 105 Bô luật dân sự 2015 quy định tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Vậy tài sản được nhắc tới trong bộ luật dân sự được chia thành động sản và bất động sản. Hai loại tài sản này có thể là tải sản hiện có hoặc tài sản được hình thành trong tương lai.

Chủ thể quyền thừa kế

Chủ thể của quyền này bao gồm quyền của người có di sản và quyền của người được hưởng di sản.

Về quyền của người để lại di sản thì Bộ luật dân sự 2015 cho phép mọi cá nhân có quyền định đoạt tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình khi chết. Không phân biệt giới tính, tuổi tác, địa vị, nghề nghiệp…mọi cá nhân đề có quyền để lại di sản của mình cho người khác. Di sản của một người được thừa kế dưới hai hình thức là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Nếu người chết để lại di chúc và tự định đoạt những người được hưởng thừa kế và phần thừa kế mà họ được hưởng thì di sản của họ sẽ được chia theo di chúc nếu di chúc đó được lập một cách hợp pháp. Nếu họ chết đi mà không để lại di chúc thì di sản mà họ để lại sẽ được chia theo pháp luật, những người thừa kế sẽ được xác định theo hàng thừa kế và phần thừa kế theo quy định.

Về quyền của người được hưởng di sản thì Bộ luật dân sự cũng đặt ra hai trường hợp là có di chúc và không có di chúc. Trường hợp có di chúc và một người có tên trong di chúc thì họ sẽ được hưởng phần di sản mà người chết để lại cho họ được ghi trong di chúc. Tuy nhiên, nếu không có di chúc hoặc một người không có tên trong di chúc thì họ chỉ được hưởng tài sản thừa kế khi họ thuộc trường hợp thừa kế không phụ thuộc vào di chúc hoặc họ nằm trong hàng thừa kế được hưởng thừa kế mà thôi.

Bên cạnh đó thì pháp luật cũng quy định về những trường hợp không được chia thừa kế hoặc được phép từ chối thừa kế nếu không muốn nhận thừa kế tài sản.

Nguyên tắc về quyền thừa kế theo quy định Bộ luật dân sự 2015

Tôn trọng quyền định đoạt tài sản của người để lại di sản. Người để lại di sản hoàn toàn có quyền quyết định ai có quyền được hưởng di chúc, mỗi người được hưởng bao nhiêu hoặc những ai bị truất quyền hưởng di sản thừa kế,…mà không bị phụ thuộc vào ý chí của các chủ thể khác.

Tôn trọng quyền của người hưởng thừa kế. Pháp luật dân sự thiết lập các quan hệ dân sự mà ở đó các chủ thể tham gia có quyền tự quyết định cao, tự do ý chí khi thực hiện các quan hệ đó. Vậy nên người thừa kế cũng có quyền từ chối nhận di sản thừa kế trừ trường hợp nguyên do nhận là để trốn tránh nghĩa vụ tài sản với người khác.

Bình đẳng về quyền thừa kế của cá nhân, được thể hiện ở việc các hàng thừa kế có các chủ thể có đặc điểm khác nhau nhưng vẫn đứng chung hàng thừa kế và được hưởng phần di sản thừa kế bằng nhau.

Bảo đảm quyền lợi của một số người thừa kế theo quy định của pháp luật.

Trên đây là bài viết tham khảo của Luật sư ADB SAIGON về Quyền thừa kế và nguyên tắc về quyền thừa kế theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn đọc. Quý khách hàng có nhu cầu tìm hiểu thông tin tư vấn pháp luật hình sự hoặc cần luật sư tư vấn ly hôn nhanhthủ tục khai nhận di sản thừa kế… có thể liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0907 520 537, qua zalo hoặc nhắn tin qua Fanpage: https://www.facebook.com/luatsutaibinhduong

Để lại một bình luận