Quyền định đoạt của các chủ thể được quy định như thế nào?

bài viết trước, chúng ta đã đi tìm hiểu về khái niệm về quyền định đoạt và các điều kiện để thực hiện quyền định đoạt. Vậy pháp luật quy định các chủ thể có quyền định đoạt như thế nào? Có phải tất cả các chủ thể đề có quyền định đoạt giống như nhau? Trong bài viết dưới đây, Phaplynhanh.vn sẽ làm rõ quyền định đoạt của các chủ thể được quy định như thế nào.

Quyền định đoạt là gì?

Về khái niệm quyền định đoạt, Phaplynhanh.vn đã có bài viết phân tích về nội dung này. [Xem thêm…]

https://adbsaigon.com/quy-dinh-phap-luat-ve-quyen-dinh-doat/

Quyền định đoạt của các chủ thế

Quy định về quyền định đoạt tài sản của các chủ thể-Hỗ trợ, tư vấn pháp lý nhanh

Quyền định đoạt của chủ sở hữu

Điều 194 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:

Điều 194. Quyền định đoạt của chủ sở hữu

Chủ sở hữu có quyền bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng, tiêu hủy hoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác phù hợp với quy định của pháp luật đối với tài sản.

Điều luật trên đã liệt kê những hành vi mà chủ thể hữu có thể thực hiện để định đoạt tài sản thuộc sở hữu của mình, các loại hành vi này có mục đích chuyển quyền sở hữu đổi với tài sản gồm:

  • Chủ sở hữu xác hợp đồng như: bán, trao đổi, tặng cho, cho vay;
  • Chủ sở hữu thực hiện hành vi pháp lý đơn phương định đoạt tài sản như để thừa kế thông qua lập di chúc; từ bỏ quyền sở hữu đối với tài sản.

Bên cạnh đó, chủ sở hữu còn có thể thực hiện các hành vi định đoạt bản thể vật chất của tài sản như tiêu dùng hay tiêu hủy tài sản.

Quyền định đoạt của người không chủ sở hữu

Quyền định đoạt tài sản thuộc về chủ sở hữu tài sản. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp không phải chủ sở hữu những vẫn có quyền này. Điều 195 Bộ luật dân sự 2015 có quy định như sau:

Điều 195. Quyền định đoạt của người không phải là chủ sở hữu

Người không phải là chủ sở hữu tài sản chỉ có quyền định đoạt tài sản theo ủy quyền của chủ sở hữu hoặc theo quy định của luật.

Như vậy, khi một chủ thể không phải chủ sở hữu nhưng lại có quyền định đoạt đối với tài sản khi có căn cứ:

  • Theo sự ủy quyền định đoạt của chủ sở hữu.
  • Theo quy định của pháp luật.

Đối với căn cứ thứ nhất: người được ủy quyền nhân danh chủ sở hữu để xác lập các hợp đồng bán, tặng cho, trao đổi, cho vay vì lợi ích của chủ sở hữu. Theo quy định của Điều 55 Luật công chứng 2014 có quy định

Khi công chứng các hợp đồng ủy quyền, công chứng viên có trách nhiệm kiểm tra kỹ hồ sơ, giải thích rõ quyền và nghĩa vụ của các bên và hậu quả pháp lý của việc ủy quyền đó cho các bên tham gia.”

Đối với căn cứ thứ hai: Những người không phải chủ sở hữu có quyền này đối với tài sản theo quy định của pháp luật. Đó là các trường hợp: cơ quan thi hành án có quyền ký hợp đồng thuê bán đấu giá tài sản; các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý những tài sản vi phạm quy định của pháp luật để sung công quỹ; bên giữ tài sản có quyền bán tài sản nếu những tài sản đó có nguy cơ hư hỏng, mất giá trị nếu không được xử lý ngay…

Trên đây là bài viết tham khảo của Phaplynhanh.vn về quyền định đoạt của các chủ thể theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015Phaplynhanh.vn luôn sẵn sàng tư vấn pháp lý miễn phí (qua điện thoại 0907520537tư vấn trực tiếp, qua zalofanpage) về tất cả các thắc mắc nhiều lĩnh vực khác nhau như Luật sư Hình sựLuật sư Hôn nhân Gia đình, Luật sư Dân sựLuật sư Doanh NghiệpLuật sư Đất đai

Để lại một bình luận