Người giám định là gì? Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người giám định?

Khái niệm, quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người giám định theo quy định của pháp luật như thế nào. Hãy cùng Luật sư ADB SAIGON tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Người giám định là gì?

Khoản 1 Điều 68 Bộ Luật Tố tụng Hình sự quy định:

Điều 68. Người giám định

1. Người giám định là người có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực cần giám định, được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu, người tham gia tố tụng yêu cầu giám định theo quy định của pháp luật.”

Quyền và nghĩa vụ của người giám định?

Quyền của người giám định?

Khoản 2 Điều 68 Bộ Luật Tố tụng Hình sự quy định:

“2. Người giám định có quyền:

a) Tìm hiểu tài liệu của vụ án có liên quan đến đối tượng phải giám định;

b) Yêu cầu cơ quan trưng cầu, người tham gia tố tụng yêu cầu giám định cung cấp tài liệu cần thiết cho việc kết luận;

c) Tham dự vào việc hỏi cung, lấy lời khai và đặt câu hỏi về những vấn đề có liên quan đến đối tượng giám định;

d) Từ chối thực hiện giám định trong trường hợp thời gian không đủ để tiến hành giám định, các tài liệu cung cấp không đủ hoặc không có giá trị để kết luận, nội dung yêu cầu giám định vượt quá phạm vi hiểu biết chuyên môn của mình;

đ) Ghi riêng ý kiến của mình vào bản kết luận chung nếu không thống nhất với kết luận chung trong trường hợp giám định do tập thể giám định tiến hành;

e) Các quyền khác theo quy định của Luật giám định tư pháp.”

Người giám định là gì - Tư vấn, hỗ trợ pháp lý nhanh

Nghĩa vụ của người giám định?

Khoản 3 Điều 68 Bộ Luật Tố tụng Hình sự quy định:

“3. Người giám định có nghĩa vụ:

a) Có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng;

b) Giữ bí mật điều tra mà mình biết được khi thực hiện giám định;

c) Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật giám định tư pháp.”

Trách nhiệm của người giám định?

Khoản 4, khoản 5 Điều 68 Bộ Luật Tố tụng Hình sự quy định:

“4. Người giám định kết luận gian dối hoặc từ chối kết luận giám định mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự.

Người giám định phải từ chối tham gia tố tụng hoặc bị thay đổi khi thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Đồng thời là bị hại, đương sự; là người đại diện, người thân thích của bị hại, đương sự hoặc của bị can, bị cáo;

b) Đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người phiên dịch, người dịch thuật, người định giá tài sản trong vụ án đó;

c) Đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó.”

Người giám định có vai trò quan trọng trong việc đánh giá, kiểm tra và xác nhận chất lượng, đảm bảo tính an toàn và đúng đắn của vụ việc và đảm bảo tuân thủ theo quy định pháp luật.

Nếu bạn đang cần tìm công ty Luật uy tín hỗ trợ các thắc mắc nhiều lĩnh vực khác nhau như Luật sư Hình sựLuật sư Hôn nhân Gia đìnhLuật sư Dân sựLuật sư Doanh Nghiệp, Luật sư Kinh doanh Thương mạiLuật sư Đất đai… Bạn có thể liên hệ tới Hotline: 0907 520 537 hoặc Fanpage: Luật sư Bình Dương của Luật sư ADB SAIGON để chúng tôi hỗ trợ.

Để lại một bình luận