Lấy vợ dưới 18 tuổi bị pháp luật xử lý như thế nào?

Tảo hôn là tình trạng hôn nhân được xác lập giữa các cặp vợ chồng mà trong đó một trong hai người hoặc cả hai người chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định của luật pháp.Vậy, lấy vợ dưới 18 tuổi (tảo hôn) bị pháp luật xử lý như thế nào.

Hậu quả của việc lấy vợ dưới 18 tuổi?

Độ tuổi đăng ký kết hôn hợp pháp của nam là từ đủ 20 tuổi và nữ là từ đủ 18 tuổi trở lên. Việc lấy vợ dưới 18 tuổi như vậy là đã trái với quy định của pháp luật. Và pháp luật quy định trường hợp này chính là tảo hôn, tức là khi một trong hai bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi đăng ký kết hôn mà vẫn kết hôn. Việc làm này để lại rất nhiều hậu quả pháp lý có thể kể đến như:

– Cuộc hôn nhân không được pháp luật công nhận, cho phép. Pháp luật đã quy định rất rõ, cụ thể độ tuổi kết hôn của nam và nữ là điều kiện để kết hôn. Do vậy nếu lấy vợ dưới 18 tuổi thì tức là đã không đáp ứng được điều kiện kết hôn, pháp luật sẽ không công nhận đây là một mối quan hệ hợp pháp cho dù họ có làm đám cưới. Cơ quan có thẩm quyền hoàn toàn có quyền từ chối việc đăng ký kết hôn trong trường hợp này. Trong trường hợp lấy vợ dưới 18 tuổi, có đám cưới thì cũng chỉ coi như là sống chung với nhau như vợ chồng.

– Nếu như một trong hai bên có dấu hiệu ngoại tình với bên thứ ba thì người còn lại cũng không thể khởi kiện hay tố giác vợ, chồng của mình ngoại tình để đảm bảo quyền lợi của mình được. Đây là một điều thiệt thòi

– Vấn đề tài sản chung giữa hai người kể từ khi hai người làm đám cưới hoặc về sống chung với nhau như vợ chồng sẽ do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ phân chia theo quy định của pháp luật dân sự và việc này cũng rất khó để đảm bảo quyền lợi cho đôi bên

– Và cuối cùng là việc lấy vợ dưới 18 tuổi ở đây chỉ được coi là sống chung như vợ chồng và là một hành vi tảo hôn – bị pháp luật coi là một trong những hủ tục lạc hậu phải xóa bỏ. Do vậy hành vi này là trái với pháp luật và sẽ bị xử phạt hành chính với số tiền là từ 01 triệu đồng đến 03 triệu đồng.

Mức phạt này khá nhẹ nên hiện nay, giới trẻ vẫn kết hôn tràn lan khi chưa đủ độ tuổi kết hôn và để lại rất nhiều hệ lụy cho xã hội (con sinh ra bị bỏ rơi, phá thai, hôn nhân đổ vỡ sau khi về sống chung với nhau không được như tình yêu đôi lứa, sức khỏe của người mẹ không ổn định khi mang thai, con sinh ra không nhận được tình yêu thương, sự giáo dục đúng đắn, đầy đủ từ phía gia đình…).

Bên cạnh đó nếu vẫn duy trì quan hệ vợ chồng khi chưa đủ tuổi mà đã có bản án, quyết định có hiệu lực của tòa án về việc hủy kết hôn trái pháp luật thì sẽ bị xử phạt hành chính tiếp từ 03 triệu đồng đến 05 triệu đồng.

Lấy vợ dưới 18 tuổi bị pháp luật xử lý như thế nào - Tư vấn, hỗ trợ pháp lý nhanh

Lấy vợ dưới 18 tuổi bị pháp luật xử lý như thế nào?

Theo quy định của pháp luật hiện hành, thì mức phạt dành cho hành vi kết hôn với người chưa đủ tuổi được quy định tại Điều 58 Nghị định 82/2020/NĐ-CP như sau:

“Điều 58. Hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án.”

Ngoài ra, người tổ chức kết hôn cho người chưa đủ tuổi kết hôn thì bị xử phạt hành chính, nặng hơn có thể bị phạt tù theo quy định tại Điều 183 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:

“Điều 183. Tội tổ chức tảo hôn

Người nào tổ chức việc lấy vợ, lấy chồng cho những người chưa đến tuổi kết hôn, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.”

Như vậy, kết hôn với người chưa đủ tuổi thì có thể bị xử phạt hành chính với mức phạt cao nhất là 05 triệu đồng còn đối với người tổ chức tảo hôn cho người khác thì có thể đối mặt với hình phạt cao nhất là cải tạo không giam giữ đến 02 năm.

>>> Xem thêm

Quyền thăm con sau khi ly hôn quy định như thế nào?

Pháp luật quy định cấp dưỡng cho con đến bao nhiêu tuổi?

Mẹ chưa đủ 18 tuổi có làm giấy khai sinh cho con được không?

Mức xử phạt hành vi sử dụng, truyền bá thông tin, hình ảnh, âm thanh nhằm kích động hành vi bạo lực gia đình?

Mức xử phạt của hành vi buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ?

Phaplynhanh.vn đang hỗ trợ cho người dân, doanh nhân và doanh nghiệp trên khắp cả nước ở nhiều lĩnh vực khác nhau như Luật sư Hình sựLuật sư Hôn nhân Gia đìnhLuật sư Dân sựLuật sư Doanh NghiệpLuật sư Đất đaitư vấn ly hôn nhanhtư vấn luật thừa kế,… liên hệ với chúng tôi qua thông tin tại Website Phaplynhanh.vn, Hotline: 0907520537 hoặc Fanpage: Pháp lý nhanh.VN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *