Bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực lao động là một trong những chế định pháp lý xuất hiện sớm nhất trong lịch sử pháp luật. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại không chỉ nhằm đền bù tổn thất đã gây ra mà còn giáo dục mọi người về ý thức tuân thủ pháp luật, bảo vệ tài sản, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Hãy cùng Luật sư ADB Saigon tìm hiểu thêm qua bài viết sau:
Căn cứ vào khoản 1 Điều 130 Bộ luật Lao động năm 2019, việc xem xét, quyết định mức bồi thường thiệt hại phải căn cứ vào lỗi, mức độ thiệt hại thực tế và hoàn cảnh thực tế gia đình, nhân thân và tài sản của người lao động.
Như vậy, việc quyết định mức bồi thường căn cứ vào lỗi, mức độ thiệt hại sẽ bảo đảm sự minh bạch, công bằng, lỗi, thiệt hại lón thì mức bồi thường nhiều và ngược lại.
Tuy nhiên, khi xem xét, quyết định mức bồi thường cũng cần dựa vào hoàn cảnh thực tế gia đình, nhân thân và tài sản của người lao động để bảo đảm mức bồi thường không là gánh nặng quá lớn đối với người lao động và gia đình của họ.
Đồng thời, theo khoản 2 Điều 130 Bộ luật Lao động năm 2019, Quốc hội giao Chính phủ quy định trình tự, thủ tục, thời hiệu xử lý việc bồi thường thiệt hại.
Mục lục bài viết
Khái niệm bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực lao động
Trong quan hệ lao động, khi người lao động giao kết hợp đồng lao động với người sử dụng lao động thì đồng thời giữa hai bên phát sinh quan hệ về nghĩa vụ lao động. Như vậy, khi người lao động đồng ý làm việc cho người sử dụng lao động thì phải tuân thủ theo những quy định mà người sử dụng lao động đưa ra nhằm đảm bảo lợi ích về mặt công việc, thành phẩm,… được ghi nhận trong hợp đồng. Đồng thời, người sử dụng lao động cũng phải đảm bảo các quyền lợi cho người lao động về mặt lương thưởng, các chế độ về giờ làm, thời gian nghỉ ngơi,… theo chế độ bảo hộ lao động.
Mọi quan hệ lao động hình thành đều dựa trên quy định pháp luật và được pháp luật điều chỉnh, bảo hộ. Bên cạnh đó, có những hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích của các bên trong quan hệ lao động mà khi giao kết hợp đồng các bên đều không mong muốn bị xảy ra, người lao động khó tránh được những lỗi vô ý, cố ý do các tác động khách quan hoặc chủ quan để dẫn đến việc gây thiệt hại, tổn thấy cho người sử dụng lao động. Chính vì những rủi ro phát sinh này, Nhà nước đã ban hành những biện pháp để điều tiết quan hệ về nghĩa vụ của các bên, trong đó việc quy định về bồi thường thiệt hại được xem là phương pháp hiệu quả nhất để các bên trong quan hệ lao động tôn trọng và bảo đảm quyền lợi của bên còn lại.
Như vậy, bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực lao động nói chung chính là quy định về trách nhiệm pháp lý được hình thành trong suốt quá trình hợp đồng lao động của hai bên có hiệu lực,bên gây thiệt hại có nghĩa vụ khắc phục hậu quả về tài sản hoặc bù đắp những tổn thất về sức khỏe, tinh thần cho bên bị thiệt hại.
Quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người lao động
Các trường hợp về người lao động bồi thường thiệt hại:
– Vi phạm thỏa thuận về bí mật kinh doanh, công nghệ theo Điều 21 : Khi người lao động làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ theo quy định của pháp luật thì người sử dụng lao động có quyền thỏa thuận bằng văn bản với người lao động về nội dung, thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bảo vệ bí mật công nghê, quyền lợi và việc bồi thường trong trường hợp vi phạm ;
– Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật theo Điều 40 : Khi người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì người lao động có trách nhiệm bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước ;
– Người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị, tài sản theo Khoản 1 – Điều 129 : Khi người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật hoặc nội quy lao động của người sử dụng lao động ;
– Người lao động làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản theo Khoản 2 – Điều 129 : Khi người lao động làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động giao hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép thì phải bồi thường thiệt hại.
Các hình thức bồi thường thiệt hại trong quan hệ lao động :
– Trước khi bồi thường thiệt hại, hai bên chủ thể có quyền và nghĩa vụ liên quan cần xác định được mức độ và loại thiệt hại phát sinh trong quan hệ lao động :
+ Bồi thường thiệt hại về tài sản : đây là trách nhiệm Bồi thường thiệt hại của một bên trong quan hệ lao động, thông thường là đối với người lao động khi hành vi vi phạm của họ đã gây tổn thất về tài sản cho bên kia. Tuy nhiên, trong một số trường hợp thì trách nhiệm này còn áp dụng cho cả người sử dụng lao động hoặc người thứ ba có liên quan đến quan hệ lao động ;
+ Bồi thường thiệt hại do chấm dứt Hợp đồng lao động trái quy định của pháp luật : sau khi giao kết hợp đồng lao động và kể từ thời điểm hợp đồng phát sinh hiệu lực pháp lý, một trong hai bên đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không báo trước hoặc không có thỏa thuận giữa hai bên và hậu quả dẫn đến thiệt hại cho bên còn lại thì phải bồi thường thiệt hại ;
+ Bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe : thông thường, quy định này chủ yếu là trách nhiệm của Người sử dụng lao động đối với người lao động xảy ra trong trường hợp như : tai nạn nghề nghiệp, bệnh nghề nghiệp do môi trường lao động độc hại, nguy hiểm,… Tuy nhiên, một số trường hợp Người lao động phải bồi thường với hành vi như : hành hung, tác động vật lý, sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực đối với người sử dụng lao động; hoặc trường hợp khác gây tổn thất gián tiếp đến người sử dụng lao động.
– Việc lựa chọn hình thức bồi thường thiệt hại trong quan hệ lao động khi người lao động gây ra tổn thất về tài sản, sức khỏe, tinh thần trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến quyền lợi của người sử dụng lao động phụ thuộc vào thống nhất ý chí của hai bên, cụ thể như sau :
+ Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật : Đây là trách nhiệm Bồi thường thiệt hại phát sinh trong những trường hợp dựa trên quy định pháp luật, việc xác định thiệt hại và phải chịu trách nhiệm Bồi thường thiệt hại không cần biết các bên có thỏa thuận trước hay không. Thông thường, khi giao kết hợp đồng những điều khoản quy định về quyền lợi, nghĩa vụ của các bên cũng đã dựa trên quy định của pháp luật Lao động.
+ Bồi thường thiệt hại theo thỏa thuận của hai bên : đây là trường hợp mà các bên trong quan hệ lao động đã thỏa thuận trước hoặc sau khi thiệt hại xảy ra, tuy nhiên những thỏa thuận này đều phải được xác lập bằng văn bản, có xác nhận của các bên và không vi phạm pháp luật. Việc thỏa thuận trước hoặc sau khi giao kết hợp đồng lao động chính thức có thể được đưa vào phụ lục của hợp đồng.
Bộ luật Lao động năm 2019 quy định như thế nào về xử lý bồi thường thiệt hại
Bộ Luật Lao động năm 2019 điều chỉnh về xác định thiệt hại, hình thức bồi thường thiệt hại và biện pháp xử lý bồi thường thiệt hại khi có thiệt hại xảy ra cho các bên chủ thể. Trong trường hợp Người lao động gây thiệt hại cho Người sử dụng lao động thì Luật này quy định về Xử lý bồi thường thiệt hại theo Điều 130 như sau :
” Việc xem xét, quyết định mức bồi thường thiệt hại phải căn cứ vào lỗi, mức độ thiệt hại thực tế và hoàn cảnh thực tế gia đình, nhân thân và tài sản của người lao động.
Quốc hội giao Chính phủ quy định trình tự, thủ tục, thời hiệu xử lý việc bồi thường thiệt hại.”
Như vậy, việc quyết định mức bồi thường thiệt hại sẽ được căn cứ dựa theo lỗi hoặc mức độ thiệt hại của Người lao động gây ra, điều này sẽ bảo đảm sự minh bạch, công bằng cho các bên có quyền lợi bị xâm phạm trong quan hệ lao động. Hành vi có lỗi và thiệt hại càng lớn thì mức bồi thường càng nhiều và ngược lại. Tuy nhiên, khi xem xét, quyết định mức bồi thường cũng cần dựa vào hoàn cảnh thực tế gia đình, nhân thân và tài sản của người lao động để bảo đảm mức bồi thường không là gánh nặng quá lớn đối với người lao động và gia đình của họ.
Dựa trên quy định về căn cứ để xử lý bồi thường thiệt hại phụ thuộc vào lỗi, mức độ thiệt hại thực tế và những yếu tố khác của người lao động, Luật này cũng quy định về bồi thường thiệt hại và biện pháp xử lý như sau :
– Đối với hành vi vi phạm về bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ : trường hợp này người lao động có thể phải bồi thường theo quy định tại Điều 21 nếu trên hoặc bị áp dụng hình thức xử lý kỷ luật là sa thải theo Điều 125 quy định ;
– Đối với hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động : trường hợp này người lao động sẽ phải bồi thường cho người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 40 Bộ luật Lao động năm 2019 như sau :
- Bồi thường nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động ;
- Bồi thường thêm 01 khoản tiền lương theo hợp đồng lao động tương ứng với những ngày không báo trước ;
- Hoàn trả chi phí đào tạo nếu trong quá trình làm việc được cử đi học nghề, đào tạo nghề từ kinh phí của người sử dụng lao động.
– Đối với hành vi làm hỏng dụng cụ, thiết bị, tài sản :
- Trường hợp này nếu gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất với giá trị không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng : Chỉ cần bồi thường tối đa 03 tháng tiền lương và số tiền này sẽ được khấu trừ hằng tháng từ tiền lương của người lao động sau khi đã nộp các khoản bảo hiểm bắt buộc và thuế thu nhập cá nhân nhưng tối đa không quá 30% lương / tháng ;
- Trường hợp nếu gây hậu quả nghiêm trọng do cố ý hoặc sơ suất với hậu quả thiệt hại có giá trị thiệt hại thực tế lớn hơn 10 tháng lương tối thiểu vùng : người lao động bồi thường cho người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật hoặc nội quy lao động của công ty.
– Đối với hành vi làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản : đối với hành vi này, người lao động sẽ căn cứ vào từng trường hợp mà mức bồi thường sẽ khác nhau, ngoài ra trong một số trường hợp người lao động sẽ không cần bồi thường cho người sử dụng lao động :
- Có hợp đồng trách nhiệm : trường hợp này người lao động phải bồi thường theo hợp đồng trách nhiệm mà các bên đã thỏa thuận ;
- Do thiên tai, hỏa hoạn, thảm họa, địch họa, dịch bệnh nguy hiểm, sự kiện khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép : trường hợp này người lao động không phải bồi thường cho người sử dụng lao động ;
- Một số trường hợp khách quan khác : tùy theo thỏa thuận hoặc giải quyết theo pháp luật, người lao động bồi thường một phần hoặc toàn bộ theo thời giá thị trường hoặc nội quy lao động cho người sử dụng lao động
Trên đây là bài viết tham khảo của Luật sư ADB SAIGON về Tổng hợp trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong quan hệ lao động theo quy định của Bộ luật lao động năm 2019. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn đọc. Ngoài ra quý khách hàng cần hỗ trợ tư vấn xin vui lòng liên hệ Văn phòng Luật sư ADB SAIGON. Luật sư ADB SAIGON hiện đang hỗ trợ cho người dân, doanh nhân và doanh nghiệp trên khắp cả nước ở nhiều lĩnh vực khác nhau như Luật sư Hình sự, Luật sư Hôn nhân Gia đình, Luật sư Dân sự, Luật sư Doanh Nghiệp, Luật sư Đất đai…..tư vấn ly hôn nhanh, tư vấn luật thừa kế, luật sư Hình sự giỏi…..vui lòng liên hệ với chúng tôi qua thông tin tại Website, Hotline: 0907520537 hoặc Fanpage: Pháp lý nhanh.VN
THÔNG TIN VỀ CHÚNG TÔI:
Trụ sở chính: CÔNG TY LUẬT TNHH ADB SAIGON25 Đồng Xoài, phường 13, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh.Chi nhánh Bình Dương: CÔNG TY LUẬT TNHH ADB SAIGON – CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG569 Đại lộ Bình Dương, phường Hiệp Thành, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.Điện thoại: 0377.377.877 – 0907.520.537 (Zalo)– 0855.017.017 (Hôn nhân) - 0786.085.085 (Doanh nghiệp)- 0907 520 537 (Tố tụng)Website: adbsaigon.com – luatbinhduong.com; Email: info@adbsaigon.com