Tội vi phạm các quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên?

Ở nước ta có rất nhiều khu bảo tồn thiên nhiên đẹp và được sự công nhận của thế giới. Mỗi một khu bảo tồn thiên nhiên sẽ có những chính sách quản lý riêng và đảm bảo sự vận hành của khu bảo tồn.

Khu bảo tồn thiên nhiên là gì?

Bảo tồn đa dạng sinh học là việc bảo vệ sự phong phú của các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, đặc thù hoặc đại diện; bảo vệ môi trường sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của loài hoang dã, cảnh quan môi trường, nét đẹp độc đáo của tự nhiên; nuôi, trồng, chăm sóc loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; lưu giữ và bảo quản lâu dài các mẫu vật di truyền.

Khu bảo tồn thiên nhiên (sau đây gọi là khu bảo tồn) là khu vực địa lý được xác lập ranh giới và phân khu chức năng để bảo tồn đa dạng sinh học.

Căn cứ pháp lý?

Theo Điều 245 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định:

Điều 245. Tội vi phạm các quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên

1. Người nào vi phạm các quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Gây thiệt hại về tài sản từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

b) Gây thiệt hại đến cảnh quan, hệ sinh thái tự nhiên trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn thiên nhiên có tổng diện tích từ 300 mét vuông (m2) đến dưới 500 mét vuông (m2);

c) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong những hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Gây thiệt hại về tài sản 200.000.000 đồng trở lên;

b) Gây thiệt hại đến cảnh quan, hệ sinh thái tự nhiên trong phân khu bảo tồn nghiêm ngặt của khu bảo tồn thiên nhiên có tổng diện tích từ 500 mét vuông (m2) trở lên;

c) Có tổ chức;

d) Sử dụng công cụ, phương tiện, biện pháp bị cấm;

đ) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

4. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

d) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.”

Tội vi phạm các quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên - Tư vấn, hỗ trợ pháp lý nhanh

Cấu thành tội phạm của tội vi phạm các quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên?

Khách thể của tội phạm

Tội vi phạm các quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên là tội xâm phạm đến các quy định về bảo vệ đa dạng sinh học, các nguồn gen quý hiếm phục vụ nghiên cứu khoa học và du lịch sinh thái của  Nhà nước. Đối tượng tác động cùa tội phạm này là khu bảo tồn thiên nhiên được Nhà nước bảo vệ.

Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội vi phạm các quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên này không phải là chủ thể đặc biệt, chỉ cần người có năng lực chịu trách nhiệm hình sự và đến một độ tuổi theo quy định của Bộ luật hình sự thì đều có thể trở thành chủ thể của tội phạm này.

Người vi phạm chế độ bảo vệ đặc biệt đối với khu bảo tồn thiên nhiên chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu chưa gây hậu quả nghiêm trọng thì trước đó họ phải là người đã bị xử phạt hành chính về hành vi vi phạm chế độ bảo vệ đặc biệt đối với khu bảo tồn thiên nhiên chưa hết thời gian 1 năm.

Mặt khách quan của tội phạm

+ Hành vi khách quan: Người phạm tội thực hiện hành vi vi phạm các quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên được Nhà nước bảo vệ đặc biệt. Vi phạm chế độ sử dụng, khai thác khu bảo tồn thiên nhiên là không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các quy định của Nhà nước về chế độ sử dụng, khai thác. Hành vi vi phạm được biểu hiện bằng nhiều hành động cụ thể như: chặt cây, săn bắt động vật, khai thác lâm thổ sản, chăn thả gia súc, dựng lều quán…trái phép.

Ngoài ra tội vi phạm các quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên còn căn cứ vào những dấu hiệu khách quan khác như yếu tố định tội, đó là khu bảo tồn thiên nhiên phải được Nhà nước bảo vệ đặc biệt, nếu chỉ là khu bảo tồn thiên nhiên bình thường chưa được Nhà nước quy định và bảo vệ đặc biệt thì hành vi vi phạm không bị coi là hành vi phạm tội.

+ Hậu quả là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này, nếu người phạm tội chưa bị xừ phạt hành chính về hành vi vi phạm các quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên thì phải có hành vi. Hậu quả nghiêm trọng do hành vi vi phạm chế độ sử dụng, khai thác khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, di tích thiên nhiên hoặc các khu thiên nhiên khác gây ra là những thiệt hại vật chất và phi vật chất cho xã hội mà chủ yếu là gây ra những thiệt hại về môi trường.

Những hậu quả này được quy định tại Điều 245, Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.

Mặt chủ quan của tội phạm

Người thực hiện hành vi phạm tội này là do cố ý, tức là biết rõ khu bảo tồn thiên nhiên mà mình có hành vi xâm phạm là khu bảo tồn đã được Nhà nước có chế độ bảo vệ đặc biệt cấm những hành vi xâm phạm.

Nếu vì một lý do nào đó mà người có hành vi vi phạm không biết hoặc không buộc phải biết đó là khu bảo tồn thiên nhiên đã được Nhà nước có chế đọ bảo vệ đặc biệt thì không bị coi là tội phạm mà túy trường hợp họ có thể bị phạt hành chính hoặc các biện pháp xử lý khác.

Như vậy, Có thể thấy Các yếu tố cấu thành tội phạm sẽ có vai trò quan trọng sẽ ảnh hưởng đến mức độ nguy hiểm của tội phạm và Tòa án sẽ dựa vào để sử dụng khung hình phạt hợp lý nhất. Và nếu thiếu một trong các yếu tố trên thì sẽ không có tội phạm.

Xem thêm…

Tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản?

Tội hủy hoại rừng?

Tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm?

Phaplynhanh.vn  đang hỗ trợ cho người dân, doanh nhân và doanh nghiệp trên khắp cả nước ở nhiều lĩnh vực khác nhau như Luật sư Hình sựLuật sư Hôn nhân Gia đìnhLuật sư Dân sựLuật sư Doanh NghiệpLuật sư Đất đaitư vấn ly hôn nhanhtư vấn luật thừa kế,… liên hệ với chúng tôi qua thông tin tại Website, Hotline: 0377377877 hoặc Fanpage: Pháp lý nhanh VN

Để lại một bình luận