Quy định về tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán

Tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán được Bộ luật hình sự Việt Nam quy định như thế nào? Cùng Luật sư ADB SAIGON tìm hiểu chi tiết bài viết dưới đây.

Thế nào là sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán?

Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 156/2020/NĐ-CP, sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán là việc thực hiện hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán quy định tại khoản 2 Điều 12 Luật Chứng khoán 2019, gồm một, một số hoặc tất cả các hành vi dưới đây:

– Sử dụng thông tin nội bộ để mua, bán chứng khoán cho chính mình hoặc cho người khác;

– Tiết lộ, cung cấp thông tin nội bộ hoặc tư vấn cho người khác mua, bán chứng khoán trên cơ sở thông tin nội bộ.

Tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán-Luật sư ADB SAIGON

Quy định về tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán

Tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán được quy định cụ thể tại Điều 210 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 như sau:

Điều 210. Tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán

“1. Người nào biết được thông tin liên quan đến công ty đại chúng hoặc quỹ đại chúng chưa được công bố mà nếu được công bố có thể ảnh hưởng lớn đến giá chứng khoán của công ty đại chúng hoặc quỹ đại chúng đó mà sử dụng thông tin này để mua bán chứng khoán hoặc tiết lộ, cung cấp thông tin này hoặc tư vấn cho người khác mua

bán chứng khoán trên cơ sở thông tin này, thu lợi bất chính từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho nhà đầu tư từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên;

c) Gây thiệt hại cho nhà đầu tư 1.500.000.000 đồng trở lên;

d) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

4. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 5.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng;

c) Pháp nhân thương mại còn có thể bị cấm kinh doanh, cấmhoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.”

Luật sư ADB SAIGON luôn sẵn sàng tư vấn pháp lý miễn phí (qua điện thoại 0907520537tư vấn trực tiếp, qua zalofanpage…) về tất cả các thắc mắc nhiều lĩnh vực khác nhau như Luật sư Hình sựLuật sư Hôn nhân Gia đìnhLuật sư Dân sựLuật sư Doanh Nghiệp, Luật sư Kinh doanh Thương mại, Luật sư Đất đai

Bài viết khác có liên quan

Quy định về tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân

Quy định về tội phá hoại chính sách đoàn kết

Quy định về tội phản bội tổ quốc

Tội xúc phạm quốc kỳ, quốc huy bị xử lý như thế nào?

Để lại một bình luận