Thời hạn giám định?

Giám định là hoạt động chuyên môn phức tạp, đa dạng liên quan tới nhiều lĩnh vực. Các loại giám định khác nhau sẽ đòi hỏi thời hạn khác nhau. Vậy Giám định là gì? Thời hạn giám định được quy định như thế nào?

Giám định là gì?

Theo Khoản 1 Điều 1 Luật giám định tư pháp năm 2020 quy định như sau: Giám định tư pháp là việc người giám định tư pháp sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính theo trưng cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc theo yêu cầu của người yêu cầu giám định theo quy định của Luật này.

Căn cứ pháp lý?

Theo Điều 208 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 quy định:

Điều 208. Thời hạn giám định

1. Thời hạn giám định đối với trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định:

a) Không quá 03 tháng đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 206 của Bộ luật này;

b) Không quá 01 tháng đối với trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 6 Điều 206 của Bộ luật này;

c) Không quá 09 ngày đối với trường hợp quy định tại các khoản 2, 4 và 5 Điều 206 của Bộ luật này.

2. Thời hạn giám định đối với các trường hợp khác thực hiện theo quyết định trưng cầu giám định.

3. Trường hợp việc giám định không thể tiến hành trong thời hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì tổ chức, cá nhân tiến hành giám định phải kịp thời thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do cho cơ quan trưng cầu, người yêu cầu giám định.

4. Thời hạn giám định quy định tại Điều này cũng áp dụng đối với trường hợp giám định bổ sung, giám định lại.”

Thời hạn giám định - Tư vấn, hỗ trợ pháp lý nhanh

Bình luận cụ thể về thời hạn giám định?

Điều 208 có thể coi như quy định mới củạ Bộ luật Tố tụng hình sự. Dựa trên cơ sở tại điều 156 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 quy định về việc tiến hành giám định, điều luật bổ sung các quy định cụ thể về thời hạn giám định.

Việc quy định cụ thể thời hạn giám định góp phần đảm bảo tính kịp thời, không bị kéo dài hoặc tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án hình sự. Thời hạn giám định cũng được chia theo các trường hợp bắt buộc trưng cầu giám định và trường hợp khác.

Giám định là hoạt động chuyên môn phức tạp, đa dạng liên quan tới nhiều lĩnh vực. Các loại giám định khác nhau sẽ đòi hỏi thời hạn khác nhau. Thời hạn giám định cụ thể quy định như sau:

a) Không quá 03 tháng đối với trường hợp giám định xác định tình trạng tâm thần của người bị buộc tội, người làm chứng hoặc bị hại theo khoản 1 Điều 206 Bộ luật Tố tụng hình sự;

b) Không quá 01 tháng đối với trường hợp giám định xác định nguyên nhân chết người, xác định mức độ ô nhiễm môi trường quy định lần lượt tại khoản 3 và khoản 6 Điều 206 của Bộ luật Tố tụng hình sự;

c) Không quá 09 ngày đối với trường hợp giám định xác định tuổi của bị can, bị cáo, bị hại, xác định tình trạng thương tích, mức độ tổn hại sức khỏe hoặc khả năng lao động và xác định chất ma túy, vũ khí quân dụng, vật liệu nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, tiền giả, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ quy định lần lượt tại các khoản 2, 4 và 5 Điều 206 của Bộ luật này.

Các trường hợp đặc biệt về thời hạn giám định?

Thời hạn giám định đối với các trường hợp khác thực hiện theo quyết định trưng cầu giám định. Trong quyết định trưng cầu giám định, cơ quan trưng cầu giám định phải nêu rõ thời hạn giám định.

Trường hợp việc giám định không thể tiến hành trong thời hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2 điều luật đang bình luận thì tổ chức, cá nhân tiến hành giám định phải kịp thời thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do cho cơ quan trưng cầu, người yêu cầu giám định.

Lưu ý thời hạn giám định quy định tại điều luật này cũng áp dụng đối với trường hợp giám định bổ sung, giám định lại.

Phaplynhanh.vn  đang hỗ trợ cho người dân, doanh nhân và doanh nghiệp trên khắp cả nước ở nhiều lĩnh vực khác nhau như Luật sư Hình sựLuật sư Hôn nhân Gia đìnhLuật sư Dân sựLuật sư Doanh NghiệpLuật sư Đất đaitư vấn ly hôn nhanhtư vấn luật thừa kế,… liên hệ với chúng tôi qua thông tin tại Website, Hotline: 0377 377 877 hoặc Fanpage: Pháp lý nhanh VN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *