Thế nào là Kết luận giám định?

Quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 về kết luận giám định như thế nào, cùng Pháp lý nhanh tìm hiểu quy định của pháp luật qua bài viết dưới đây.

Kết luận giám định là gì?

Theo Điều 100 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 quy định:

Điều 100. Kết luận giám định

Kết luận giám định là văn bản do cá nhân hoặc cơ quan, tổ chức giám định lập để kết luận chuyên môn về những vấn đề được trưng cầu, yêu cầu giám định.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân kết luận về vấn đề được trưng cầu, yêu cầu giám định và phải chịu trách nhiệm về kết luận đó.

Nếu việc giám định do tập thể giám định tiến hành thì tất cả thành viên đều ký vào bản kết luận. Trường hợp có ý kiến khác nhau thì mỗi người ghi ý kiến kết luận của mình vào bản kết luận.

Trường hợp cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng không đồng ý với kết luận giám định thì phải nêu rõ lý do, nếu kết luận chưa rõ hoặc chưa đầy đủ thì quyết định giám định bổ sung hoặc giám định lại theo thủ tục chung quy định tại Bộ luật này.

Kết luận giám định của người được trưng cầu giám định thuộc trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi thì không có giá trị pháp lý và không được dùng làm căn cứ để giải quyết vụ án.”

Kết luận giám định - Tư vấn, hỗ trợ pháp lý nhanh

Kết luận giám định là chứng cứ khi nào?

Chứng cứ là những gì có thật; được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật tố tụng hình sự quy định; được dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án.

Không phải trường hợp nào tiến hành giám định tư pháp thì kết luận giám định cũng đương nhiên được xem là chứng cứ làm căn cứ để giải quyết vụ án. Theo đó; đối chiếu với quy định về chứng cứ thì bản thân kết luận giám định phải có được thông qua quá trình giám định theo trình tự, thủ tục do Bộ luật tố tụng hình sự quy định; được dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội; thì mới được xem là có giá trị trở thành chứng cứ hỗ trợ cho công tác giải quyết vụ án hình sự.

Theo đó; cơ quan, tổ chức, cá nhân kết luận về vấn đề được trưng cầu, yêu cầu giám định; và phải chịu trách nhiệm về kết luận đó. Nếu việc giám định do tập thể giám định tiến hành; thì tất cả thành viên đều ký vào bản kết luận. Trường hợp có ý kiến khác nhau; thì mỗi người ghi ý kiến kết luận của mình vào bản kết luận.

Trường hợp cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng không đồng ý với kết luận giám định; thì phải nêu rõ lý do, nếu kết luận chưa rõ hoặc chưa đầy đủ; thì quyết định giám định bổ sung hoặc giám định lại theo thủ tục chung quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự. Kết luận giám định của người được trưng cầu giám định thuộc trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi; thì không có giá trị pháp lý và không được dùng làm căn cứ để giải quyết vụ án.

Nội dung của kết luận giám định

Kết luận giám định tư pháp cần có những nội dung sau:

– Họ tên người thực hiện giám định; tổ chức thực hiện giám định;

– Tên cơ quan tiến hành tố tụng; họ, tên người tiến hành tố tụng trưng cầu giám định; số văn bản trưng cầu giám định hoặc họ, tên người yêu cầu giám định;

– Thông tin xác định đối tượng giám định;

– Thời gian nhận văn bản trưng cầu, yêu cầu giám định;

– Nội dung yêu cầu giám định;

– Phương pháp thực hiện giám định;

– Kết luận về đối tượng giám định;

– Thời gian, địa điểm thực hiện, hoàn thành việc giám định.

Phaplynhanh.vn hiện đang hỗ trợ cho người dân, doanh nhân và doanh nghiệp trên khắp cả nước ở nhiều lĩnh vực khác nhau như Luật sư Hình sựLuật sư Hôn nhân Gia đìnhLuật sư Dân sựLuật sư Doanh NghiệpLuật sư Đất đaitư vấn ly hôn nhanhtư vấn luật thừa kế,… vui lòng liên hệ với chúng tôi qua thông tin tại Website, Hotline: 0377 377 877 hoặc Fanpage: Pháp lý nhanh VN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *