Trong thời kỳ mang thai, người vợ mang rất nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau, do lượng chất trong cơ thể bị thay đổi, nên đôi khi nóng nãy, cáu gắt,… Có nhiều ông chồng đã không kiềm chế được, đã tác động vật lý vợ đang mang thai. Vậy hành động này bị pháp luật xử lý như thế nào.
Mục lục bài viết
Tác động vật lý được hiểu như thế nào?
Trong khoa học, “tác động vật lý” được định nghĩa là “sử dụng lực mạnh lên một vật khác”. Đóng, gõ, đập, hay thậm chí là áp lực khí động học từ sức ép đưa đến các lực tác động vào vật thể/đối tượng từ các phương khác nhau, cũng có thể được coi là “tác động vật lý”.
Khi điều tra, các cơ quan chức năng dùng cụm từ “tác động vật lý” để tránh đề cập đến tình trạng bạo lực có thể đã diễn ra và để lại hậu quả.
Với cách “nói giảm nói tránh” này, các cơ quan báo chí truyền thông đường đường chính chính đưa một thuật ngữ mới vào đời sống xã hội – “tác động vật lý”, thay vì “đánh” hay “bạo lực”. Rất nhanh chóng, cụm từ này cũng được sử dụng rộng rãi trên mạng xã hội, với phạm vi ảnh hưởng rộng hơn rất nhiều.
Bố đánh con, chồng đánh vợ cũng đánh tráo gọi là “tác động vật lý” thay vì “bạo lực gia đình”
Thanh niên va chạm, gây gổ đánh nhau ngoài đường ngoài chợ, cũng gọi là “tác động vật lý” thay vì “bạo lực đường phố” hay là “đánh lộn”, “hành hung”.
Học sinh gây lộn, đánh bạn trong trường đến khi nhà trường điều tra cũng lập lờ “tác động vật lý” thay vì “bạo lực học đường”.
Nhiều người yêu thương, trêu đùa nhau, vuốt má quẹt mỏ cũng gọi là “tác động vật lý”.
Thậm chí là đánh mèo, đá chó cho bớt bực mình thì cũng gọi là “tác động vật lý” cho khỏi phải thấy tội lỗi với mấy con boss yêu.
Có thể thấy rằng cụm từ này đã có rất nhiều biến thể ý nghĩa khác nhau khi được dùng trong đời sống xã hội. Tuy nhiên, ngoài một số trường hợp được dùng như một cách thể hiện sự trêu đùa, thì đa phần chúng đều mang ý nghĩa nhằm nói giảm, nói tránh, cố tình che đậy một sự thật về hiện tượng bạo lực.
Tác động vật lý vợ đang mang thai bị xử lý như thế nào?
Theo quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khoẻ của người khác. Cụ thể:
– Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm trong trường hợp: cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc trường hợp: Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
– Phạt tù từ 02 năm đến 06 năm trong trường hợp gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc trường hợp đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
– Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm trong trường hợp gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc trường hợp đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
– Phạt tù từ 07 năm đến 14 năm trong trường hợp gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể trên 61% nhưng thuộc trường hợp đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
Về trách nhiệm bồi thường dân sự, người vi phạm cần chịu trách nhiệm bồi thường cho người bị hại đối với các thiệt hại mà họ đã gây ra, bao gồm cả thiệt hại về sức khỏe và tinh thần.
Theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật Dân sự, người gây thiệt hại về sức khỏe cho người khác phải chịu trách nhiệm bồi thường các khoản như sau:
Chi phí hợp lý để cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại; sự mất thu nhập thực tế hoặc giảm sút thu nhập của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được, áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong quá trình điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người chăm sóc thường xuyên, thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại; và các thiệt hại khác do luật quy định.
Ngoài ra, người chịu trách nhiệm bồi thường cũng phải thanh toán một khoản tiền không vượt quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định, nhằm bù đắp cho tổn thất về tinh thần của người bị hại.
>>> Xem thêm
Đảng viên có con ngoài giá thú bị pháp luật xử lý như thế nào?
Trình tự thủ tục xử lý kỷ luật đảng viên?
Tài sản là nhà đất thì khi ly hôn chia như thế nào?
Đất chưa được cấp sổ đỏ có được chia khi ly hôn không?
Chồng nói nhiều khi say xỉn có phải là bạo lực gia đình không?
Phaplynhanh.vn đang hỗ trợ cho người dân, doanh nhân và doanh nghiệp trên khắp cả nước ở nhiều lĩnh vực khác nhau như Luật sư Hình sự, Luật sư Hôn nhân Gia đình, Luật sư Dân sự, Luật sư Doanh Nghiệp, Luật sư Đất đai… tư vấn ly hôn nhanh, tư vấn luật thừa kế,… liên hệ với chúng tôi qua thông tin tại Website Phaplynhanh.vn, Hotline: 0907520537 hoặc Fanpage: Pháp lý nhanh
THÔNG TIN VỀ CHÚNG TÔI:
Trụ sở chính: CÔNG TY LUẬT TNHH ADB SAIGON25 Đồng Xoài, phường 13, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh.Chi nhánh Bình Dương: CÔNG TY LUẬT TNHH ADB SAIGON – CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG569 Đại lộ Bình Dương, phường Hiệp Thành, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.Điện thoại: 0377.377.877 – 0907.520.537 (Zalo)– 0855.017.017 (Hôn nhân) - 0786.085.085 (Doanh nghiệp)- 0907 520 537 (Tố tụng)Website: adbsaigon.com – luatbinhduong.com; Email: info@adbsaigon.com