Quyền bề mặt có hiệu lực với những ai?

Ở bài viết trước, chúng ta đã cùng đi tìm hiểu nội dung về khái niệm quyền bề mặt là gì? Vậy theo quy định của pháp luật, quyền bề mặt có hiệu lực với những ai? Mời bạn cùng Phaplynhanh.vn tìm hiểu về nội dung này qua bài viết sau đây

Cơ sở pháp lý

Bộ luật Dân sự 2015

Quyền bề mặt là gì?

Nội dung về khái niệm quyền bề mặt đã được Phaplynhanh.vn trình bày cụ thể trong bài viết trước đây, bạn đọc muốn tìm hiểu kĩ hơn về nội dung này có thể xem thêm tại đây:

Quyền bề mặt là quyền gì?

Quyền bề mặt có hiệu lực với những ai?

Quyền bề mặt có hiệu lực với những ai-Hỗ trợ, tư vấn pháp lý nhanh

Căn cứ theo quy định tại Điều 269 Bộ luật Dân sự 2015, có thể thấy theo quy định của pháp luật, hiệu lực của quyền bề mặt được quy định như sau:

Điều 269. Hiệu lực của quyền bề mặt

Quyền bề mặt có hiệu lực từ thời điểm chủ thể có quyền sử dụng đất chuyển giao mặt đất, mặt nước, khoảng không gian trên mặt đất, mặt nước và lòng đất cho chủ thể có quyền bề mặt, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác.

Quyền bề mặt có hiệu lực đối với mọi cá nhân, pháp nhân, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.”

Căn cứ theo quy định trên của pháp luật, có có thể thấy được rằng, mọi cá nhân, pháp nhân đều có quyền bề mặt khi quyền phát sinh hiệu lực. Tuy pháp luật không quy định về điều kiện để được hưởng quyền bề mặt, nhưng có thể hiểu được rằng, chủ thể có quyền bề mặt phải là chủ thể đáp ứng các yêu cầu của pháp luật về điều kiện chủ thể.

Điều kiện để tổ chức được hưởng quyền bề mặt là tổ chức đó phải đáp ứng điều kiện của pháp luật để có tư cách pháp nhân. Còn đối với cá nhân, nếu muốn trực tiếp hưởng quyền bề mặt thì phải đáp ứng các điều kiện pháp luật về năng lực hành vi dân sự.

Những người không đáp ứng năng lực hành vi dân sự là những cá nhân chưa đủ 18 tuổi, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi, những cá nhân này khi tham gia quan hệ pháp luật dân sự phải có người đại diện, giám hộ thay mình thực hiện quyền, nghĩa vụ.

Như vậy, quyền bề mặt chỉ phát sinh hiệu lực đối với các chủ thể đáp ứng điều kiện về năng lực chủ thể và trực tiếp được chủ sở hữu chuyển giao tài sản.

Hi vọng với bài viết trên, Phaplynhanh.vn đã giải đáp được thắc mắc của bạn đọc về câu hỏi theo quy định của pháp luật, quyền bề mặt có hiệu lực với những ai?

Phaplynhanh.vn hiện nay đang hỗ trợ cho người dân, doanh nhân và doanh nghiệp trên khắp cả nước ở nhiều lĩnh vực khác nhau như Luật sư Hình sự, Luật sư Hôn nhân Gia đình, Luật sư Dân sự, Luật sư Doanh Nghiệp, Luật sư Đất đai……..tư vấn ly hôn nhanh, tư vấn luật thừa kế, luật sư Hình sự giỏi…..vui lòng liên hệ với chúng tôi qua thông tin tại Website, Hotline: 0907520537 hoặc Fanpage: Pháp lý nhanh.VN

Tham khảo các bài viết khác

Có được quyền cho thuê lại tài sản mà người khác chuyển quyền hưởng dụng hay không?

7 trường hợp chấm dứt quyền hưởng dụng theo quy định của pháp luật?

Quyền hưởng hoa lợi hoặc lợi tức trong hưởng dụng được quy định như thế nào?

Nghĩa vụ thực hiện sửa chữa tài sản của chủ sở hữu?

Nghĩa vụ không được cản trở việc hưởng dụng của chủ sở hữu tài sản?

Trân trọng !

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *