Quy định về tội không thi hành án như thế nào?

Tội không thi hành án là hành vi của người phải thi hành án nhưng cố ý không chấp hành bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mặc dù đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế cần thiết. Vậy tội không thi hành án được quy định như thế nào? Mời bạn cùng phaplynhanh.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây:

Tội không thi hành án - hỗ trợ, tư vấn pháp lý nhanh

Tội không thi hành án là gì?

Không thi hành án là hành vi của người có thẩm quyền cố ý không ra quyết định thi hành án hoặc cố ý không thi hành quyết định thi hành án trong trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng hoặc người thực hiện đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này.

Những yếu tố cấu thành tội phạm của tội không thi hành án

  • Khách thể: xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan thi hành án, ngoài ra còn xâm phạm đến lợi ích Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.
  • Mặt khách quan:

+ Hành vi: hành vi không ra quyết định thi hành án hoặc không thi hành quyết định thi hành bản án, quyết định của Tòa án.

+ Hậu quả: phải gây hậu quả nghiêm trọng thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

  • Mặt chủ quan: là lỗi cố ý.
  • Chủ thể: là bất kỳ người nào có nghĩa vụ được quy định trong bản án hoặc quyết định có hiệu lực thi hành của Tòa án.

Quy định về tội hành hung đồng đội-Luật sư ADB SAIGON

Xét về mặt pháp lý: theo Điều 379 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về tội không thi hành án như sau:

1. Người nào có thẩm quyền mà cố ý không ra quyết định thi hành án hoặc không thi hành quyết định thi hành bản án, quyết định của Tòa án thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;

b) Dẫn đến người bị kết án, người phải chấp hành án bỏ trốn;

c) Dẫn đến hết thời hiệu thi hành án;

d) Dẫn đến người bị kết án, người phải chấp hành án, người có nghĩa vụ thi hành án tẩu tán tài sản và không thi hành được nghĩa vụ thi hành án với số tiền từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng.

2. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Phạm tội 02 lần trở lên;

b) Dẫn đến người bị kết án, người phải chấp hành án tiếp tục thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;

c) Dẫn đến người bị kết án, người phải thi hành án, người có nghĩa vụ thi hành án tẩu tán tài sản và không thi hành được nghĩa vụ thi hành án với số tiền từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.

3. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Dẫn đến người bị kết án, người phải chấp hành án tiếp tục thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

b) Dẫn đến người bị kết án, người phải thi hành án, người có nghĩa vụ thi hành án tẩu tán tài sản và không thi hành được nghĩa vụ thi hành án với số tiền 1.000.000.000 đồng trở lên.

4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy, đối với tội không thi hành án thì mức phạt tù cao nhất lên đến 10 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Trên đây là bài viết tham khảo qua phaplynhanh.vn về Tội không thi hành án theo Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017). Ngoài ra, quý khách hàng còn các vấn đề pháp luật nào cần hỗ trợ tư vấn xin vui lòng liên hệ phaplynhanh.vn.

Pháp lý nhanh hiện đang hỗ trợ cho người dân, doanh nhân và doanh nghiệp trên khắp cả nước ở nhiều lĩnh vực khác nhau như Luật sư Hình sựLuật sư Hôn nhân Gia đìnhLuật sư Dân sựLuật sư Doanh NghiệpLuật sư Đất đai…..tố tụng dân sựtư vấn luật thừa kếluật sư Hình sự giỏi…..vui lòng liên hệ với chúng tôi qua thông tin tại Website:phaplynhanh.vn Hotline: 0907520537 hoặc Fanpage: Pháp lý nhanh.VN

Những chuyên đề bạn đọc có thể quan tâm:

Tội tha trái pháp luật người bị bắt, người đang bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù như thế nào?

Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn giam, giữ người trái pháp luật như thế nào?

Tội thiếu trách nhiệm để người bị bắt, người bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù trốn như thế nào?

Quy định về tội làm sai lệch hồ sơ vụ án, vụ việc như thế nào?

Tội bức cung được quy định như thế nào?

Tội dùng nhục hình được quy định như thế nào?

Quy định về tội ép buộc người có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp làm trái pháp luật như thế nào?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *