Mua bán quyền tài sản là như thế nào?

Mua bán quyền tài sản là gì và được pháp luật quy định như thế nào? Quy định cụ thể ra sao? Mời bạn đọc hãy cùng phaplynhanh.vn tìm hiểu bài viết dưới đây.

mua bán quyền tài sản - Tư vấn hỗ trợ phaplynhanh

Cơ sở pháp lý

Bộ luật dân sự năm 2015

Khái niệm

Tài sản là đối tượng của hợp đồng mua bán tài sản không chỉ đơn thuần là vật chất cụ thể, mà còn có thể là quyền tài sản.

Quyền tài sản là đối tượng của hợp đồng mua bán phổ biến là quyền đòi nợ, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ có thể chuyển giao được,…

Theo Điều 450 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về mua bán quyền tài sản như sau:

  1. Trường hợp mua bán quyền tài sản thì bên bán phải chuyển giấy tờ và làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho bên mua, bên mua phải trả tiền cho bên bán.
  2. Trường hợp quyền tài sản là quyền đòi nợ và bên bán cam kết bảo đảm khả năng thanh toán của người mắc nợ thì bên bán phải liên đới chịu trách nhiệm thanh toán, nếu khi đến hạn mà người mắc nợ không trả.
  3. Thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với quyền tài sản là thời điểm bên mua nhận được giấy tờ về quyền sở hữu đối với quyền tài sản đó hoặc từ thời điểm đăng ký việc chuyển quyền sở hữu, nếu pháp luật có quy định.

Mua bán quyền tài sản

Theo đó nhằm để bảo đảm quyền sở hữu của bên mua với quyền tài sản mua bán, thì bên bán phải chuyển giao giấy tờ và làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho bên mua.

Quyền đòi nợ là một loại tài sản dưới dạng quyền, đây là tài sản của bên cho vay được quyền yêu cầu bên vay phải thanh toán một khoản tiền nhất định. Quyền đòi nợ tham gia vào giao dịch ban đầu dưới hình thức thế chấp quyền đòi nợ.

Như vậy thì trách nhiệm của bên bán trong hợp đồng mua bán quyền đòi nợ được xác định trong các trường hợp sau:

Trường hợp đầu tiên là nếu bên bán cam kết bảo đảm khả năng thanh toán của người mắc nợ thì bên phải liên đới chịu trách nhiệm thanh toán, nếu khi đến hạn mà người mắc nợ không trả.

Trường hợp thứ hai là nếu bên bán không cam kết bảo đảm khả năng thanh toán của người mắc nợ thì người mắc nợ phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trước bên mua.

Quyền tài sản khi được mua bán có phải đăng ký quyền sở hữu hay không

Đầu tiên quyền tài sản mua bán không phải đăng ký quyền sở hữu.

Như vậy quyền tài sản không phải đăng ký như quyền đòi nợ,..thì thời điểm chuyển giao được xác định là thời điểm bên mua nhận được các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu của bên bán.

Thứ hai quyền tài sản mua bán phải đăng ký quyền sở hữu.

Theo đó quyền tài sản phải đăng ký quyền sở hữu mà pháp luật quy định như: quyền sử dụng đất, quyền sở hữu đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ,…Chính vì phải đăng ký, phải có sự xác nhận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, nên thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với quyền tài sản cho bên mua chính là thời điểm hoàn thành thủ tục đăng ký quyền cho bên mua.

Trên đây là toàn bộ thông tin về Mua bán quyền tài sản là như thế nào? Theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, quý khách hàng còn các vấn đề pháp luật nào cần hỗ trợ tư vấn xin vui lòng liên hệ phaplynhanh.vn

Pháp lý nhanh hiện đang hỗ trợ cho người dân, doanh nhân và doanh nghiệp trên khắp cả nước ở nhiều lĩnh vực khác nhau như Luật sư Hình sựLuật sư Hôn nhân Gia đìnhLuật sư Dân sựLuật sư Doanh NghiệpLuật sư Đất đai…..tư vấn ly hôn nhanhtư vấn luật thừa kế…..vui lòng liên hệ với chúng tôi qua thông tin tại Website: phaplynhanh.vn Hotline:  0377.377.877 hoặc Fanpage: Pháp lý nhanh.VN

Tìm hiểu các chuyên đề mà bạn đọc quan tâm:

Mua bán quyền tài sản theo Bộ luật Dân sự 2015

Quyền yêu cầu bảo hành trong hợp đồng mua bán tài sản

Bảo đảm quyền sở hữu của bên mua đối với tài sản mua bán

Bảo đảm quyền sở hữu của bên mua đối với tài sản mua bán được pháp luật quy định như thế nào?

Thời hạn tối đa mà pháp nhân được hưởng quyền hưởng dụng là bao lâu?

Bồi thường thiệt hại trong thời hạn bảo hành của hợp đồng mua bán tài sản

Thời hạn của quyền hưởng dụng với người thứ ba là bao lâu?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *