ĐĂNG KÝ GIAO DỊCH BẢO ĐẢM CỦA DOANH NGHIỆP MẤT KHẢ NĂNG THANH TOÁN

Đăng ký giao dịch bảo đảm là một thủ tục cần thiết để đảm bảo quyền lợi cho các bên trong giao dịch. Nhằm đảm bảo thu hồi đầy đủ tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán, pháp luật về phá sản cũng đã có những quy định về việc đăng ký giao dịch bảo đảm.

Cụ thể quy định như thế nào mời bạn đọc cùng pháp lý nhanh tìm hiểu bài viết dưới đây.

ĐĂNG KÝ GIAO DỊCH BẢO ĐẢM CỦA DOANH NGHIỆP MẤT KHẢ NĂNG THANH TOÁN

Khái niệm đăng ký giao dịch bảo đảm

– Giao dịch bảo đảm là sự thỏa thuận của các bên về việc lựa chọn một trong các biện pháp đã được pháp luật quy định để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ dân sự với tính chất tác động dự phòng để ngăn ngừa và khắc phục những hậu quả xấu do không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

– Đăng ký giao dịch bảo đảm là việc cơ quan đăng ký ghi vào sổ đăng ký hoặc nhập vào cơ sở dữ liệu về việc bên bảo đảm dùng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo đảm.

Đăng ký biện pháp bảo đảm là thủ tục pháp lý có ý nghĩa quan trọng được thực hiện theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận của các chủ thể:

Việc đăng ký giao dịch bảo đảm là điều kiện để giao dịch bảo đảm có hiệu lực trong những trường hợp pháp luật quy định.

Đăng ký biện pháp bảo đảm có giá trị pháp lý đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.

Đăng ký biện pháp bảo đảm là căn cứ để xác định thứ tự ưu tiên thanh toán trong trường hợp dùng một tài sản để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ.

Đăng ký giao dịch bảo đảm của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán

Theo điều 69 luật phá sản năm 2014 quy định cụ thể như sau:

Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán cho người khác vay tài sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký giao dịch bảo đảm nhưng chưa đăng ký thì doanh nghiệp, hợp tác xã phải thực hiện ngay việc đăng ký; trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện thì Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản phải thực hiện việc đăng ký giao dịch bảo đảm.

– Doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản cho người khác vay tài sản có bảo đảm phải đăng ký theo quy định của pháp luật nhưng chưa đăng ký thì phải thực hiện ngay việc đăng ký giao dịch bảo đảm đó. Việc đăng ký giao dịch bảo đảm sẽ tạo cơ sở pháp lý thiết lập quyền ưu tiên thanh toán tài sản đó đối với người thứ ba. Nếu xét thấy các hợp đồng cho vay là hợp pháp, ngay thẳng nhưng chưa được hoàn thành thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm thì Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản phải thực hiện ngay việc đăng ký giao dịch bảo đảm đó.

Trên đây là toàn bộ thông tin về Đăng ký giao dịch bảo đảm của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán được pháp luật quy định như thế nào? theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, quý khách hàng còn các vấn đề pháp luật nào cần hỗ trợ tư vấn xin vui lòng liên hệ phaplynhanh.vn

Pháp lý nhanh hiện đang hỗ trợ cho người dân, doanh nhân và doanh nghiệp trên khắp cả nước ở nhiều lĩnh vực khác nhau như Luật sư Hình sựLuật sư Hôn nhân Gia đìnhLuật sư Dân sựLuật sư Doanh Nghiệp, Luật sư Đất đai…..tư vấn ly hôn nhanhtư vấn luật thừa kếluật sư Hình sự giỏi…..vui lòng liên hệ với chúng tôi qua thông tin tại Website: phaplynhanh.vn Hotline: 0377 377 877 hoặc Fanpage: Pháp lý nhanh VN

Tìm hiểu thêm các chuyên đề bạn đọc quan tâm:

HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP KHI CÓ QUYẾT ĐỊNH MỞ THỦ TỤC PHÁ SẢN

THAY ĐỔI QUẢN TÀI VIÊN, DOANH NGHIỆP QUẢN LÝ, THANH LÝ TÀI SẢN

CHỈ ĐỊNH QUẢN TÀI VIÊN, DOANH NGHIỆP QUẢN LÝ, THANH LÝ TÀI SẢN

GIẢI QUYẾT ĐỀ NGHỊ XEM XÉT LẠI, KHÁNG NGHỊ QUYẾT ĐỊNH MỞ HOẶC KHÔNG MỞ THỦ TỤC PHÁ SẢN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *