Con riêng có được thừa kế từ bố dượng, mẹ kế để lại không?

Theo quy định về thừa kế của Bộ Luật dân sự thì con đẻ và con nuôi sẽ được xếp vào hàng thừa kế thứ nhất khi hưởng di sản thừa kế. Tuy nhiên, trên thực tế, nếu các gia đình tái hôn nhân, tức bố dượng, mẹ kế có con riêng thì khi chia di sản thừa kế cần phải xem xét đến mối quan hệ chăm sóc nuôi dưỡng bố dượng, mẹ kế của con riêng thì mới xét đến được thừa kế hay không. Vậy con riêng có được thừa kế từ bố dượng, mẹ kế để lại không?

Cùng Luật sư ADB Saigon tìm hiểu thêm về Quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 qua bài viết dưới đây:

Cơ sở pháp lý

– Bộ luật Dân sự 2015

Quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế

Theo quy định của pháp luật về thừa kế con riêng có thể được hưởng thừa kế theo di chúc hoặc thừa kế theo pháp luật khi người để lại di sản thừa kế không lập di chúc.

– Theo quy định tại Điều 624 Bộ luật Dân sự 2015 thì di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân để lại thừa kế bày tỏ nguyện vọng chuyển quyền sở hữu của mình cho người khác;

– Trường hợp không có di chúc thì con riêng không thuộc diện người thừa kế theo pháp luật quy định tại khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015, tuy vậy pháp luật vẫn có sự nhìn nhận về mặt đạo lý khi vẫn có quy định tại Điều 654 Bộ luật Dân sự 2015 về quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế.

“Điều 654. Quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế

Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 652 và Điều 653 của Bộ luật này”.

Hàng hưởng thừa kế

Theo quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

– Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

– Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

– Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Con riêng có được thừa kế từ bố dượng, mẹ kế để lại không-hỗ trợ tư vấn pháp lý nhanh

Điều kiện để con riêng được hưởng thừa kế từ bố dượng, mẹ kế

Thực tế pháp luật vẫn thể hiện sự ưu tiên về quan hệ huyết thống trong việc thừa kế theo pháp luật. Bởi đây là những người có quan hệ gần gũi, thân thuộc đối với người để lại di sản thừa kế. Tuy nhiên, vẫn có các trường hợp ngoại lệ, đó là con riêng vẫn được hưởng di sản nhưng kèm theo điều kiện. Cụ thể:

– Nếu con riêng không vi phạm về điều kiện quy định tại Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015 về người không được hưởng quyền di sản hoặc từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 Bộ luật Dân sự 2015 thì họ được hưởng di sản theo thừa kế theo di chúc;

– Trong quá trình chung sống con riêng đối xử tốt với cha dượng, mẹ kế thể hiện mối quan hệ nuôi dưỡng như cha con, mẹ con thì họ được hưởng thừa kế theo pháp luật.

Con riêng có được hưởng thừa kế từ bố dượng, mẹ kế?

Đối với việc thừa kế theo di chúc thì được nhận thừa kế từ bố dượng, mẹ kế hay không hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của người để lại di chúc. Vì vậy nếu con riêng có tên trong bản di chúc và được ca dượng, mẹ kế để lại tài sản thì chắc chắn con riêng là người được hưởng thừa kế.

Đối với thừa kế theo pháp luật; theo quy định tại Điều 654 Bộ luật dân sự 2015: “Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 652 và Điều 653 của Bộ luật này”.

Theo quy định này thì nếu con riêng và bố dượng, mẹ kế có sự chăm sóc, nuôi dưỡng nhau giống như quan hệ cha con, mẹ con thì vẫn được hưởng thừa kế theo pháp luật.

Trên đây là bài viết tham khảo của Luật sư ADB SAIGON về Quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015. Luật sư ADB SAIGON luôn sẵn sàng tư vấn pháp lý miễn phí (qua điện thoại 0907520537tư vấn trực tiếp, qua zalofanpage…) về tất cả các thắc mắc nhiều lĩnh vực khác nhau như Luật sư Hình sựLuật sư Hôn nhân Gia đìnhLuật sư Dân sựLuật sư Doanh Nghiệp, Luật sư Kinh doanh Thương mại, Luật sư Đất đai

Để lại một bình luận