Những yêu cầu về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

Những yêu cầu về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án được Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS) quy định rất rõ như: Yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật; yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản sau khi ly hôn, … 

Quý bạn đọc có muốn tham khảo cụ thể về đề tài này xin mời cùng xem qua thông tin bài viết sau nhé!

Cơ sở pháp lý về những yêu cầu về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

Điều 29 Bộ luật tố tụng dân sự 2015

Quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 về những yêu cầu về hôn nhân và gia định thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án:

Yêu cầu về hôn nhân và gia đình này được quy định riêng sẽ thuộc thẩm quyền của Tòa án và là những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án; 

Được quy định cụ thể tại Điều 25  Bộ luật tốt tụng dân sự 2015 như sau:

– Yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật.

Theo quy định tại Điều 8 Luật hôn nhân gia đình 2014 thì việc đăng ký kết hôn chỉ được tiến hành khi các bên đăng ký đầy đủ các Điều kiện quy định của Luật.

Việc tổ chức đăng ký kết hôn cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch.

Tuy nhiên, khi đã kết hôn và về chung sống với nhau một trong hai bên đã phát hiện ra chồng hoặc vợ mình đã vi phạm các điều kiện quy định tại Điều 8 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 thì có quyền gửi đơn ra Tòa để nghị hủy đăng ký kết hôn trái pháp luật.

yêu cầu về hôn nhân - Tư vấn, hỗ trợ pháp lý nhanh

– Yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn.

Ví dụ: A và B ly hôn, B được quyền nuôi con, sau 2 năm B bị mất việc làm và rơi vào hoàn cảnh khó khăn ảnh hưởng đến khả năng nuôi dưỡng chăm sóc con. Để đảm bảo cho việc chăm sóc sóc con được tốt. B và A thỏa thuận lại là sẽ để A nuôi con và họ gửi đơn đến Tòa án yêu cầu công nhận sự thỏa thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn. (Yêu cầu về hôn nhân và gia đình)

– Yêu cầu công nhận thỏa thuận của cha, mẹ về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn hoặc công nhận việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.

– Yêu cầu hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc quyền thăm nom con sau khi ly hôn.

Điều này phù hợp với quy định của Hôn nhân và gia đình và phù hợp với Những yêu cầu về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

Về nguyên tắc theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình thì sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền thăm nom con; không ai được cản trở người đó thực hiện quyền này.

Trong trường hợp người không trực tiếp nuôi con nhưng lại lạm dụng việc thăm con để cản trở hoặc ảnh hưởng xấu đến việc chăm con, nuôi dưỡng, giáo dục thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

– Yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi.

Việc nuôi con là nhằm xác lập quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận nuôi con nuôi và người được nhận làm con nuôi.

Với mục đích như vậy, quan hệ này thường rất chặt chẽ và bền vững. Không thể dễ dàng phá vỡ được. Tuy nhiên, vì không gắn bó trên cơ sở huyết thống, nên quan hệ giữa cha mẹ và con nuôi chỉ tồn tại về mặt pháp lý.

Vì vậy, trong những trường hợp nhất định, việc nuôi con nuôi có thể chấm dứt, xuất phát từ thực tiễn nuôi con nuôi, pháp luật nước ta đã quy định về việc chấm dứt nuôi con nuôi, việc chấm dứt việc nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật TTDS thuộc thẩm quyền của Tòa án và thuộc quy định về những yêu cầu về hôn nhân và gia đình do tòa án giải quyết.

– Yêu cầu liên quan đến việc mang thai hộ theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình.

– Yêu cầu công nhận thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân đã được thực hiện theo bản án, quyết định của Tòa án.

– Yêu cầu tuyên bố vô hiệu thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình.

– Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc không công nhận bản án, quyết định về hôn nhân và gia đình của Tòa án nước ngoài hoặc cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định về hôn nhân và gia đình của Tòa án nước ngoài hoặc cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam.

Yêu cầu xác định cha, mẹ cho con hoặc con cho cha, mẹ theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.

– Các yêu cầu khác về hôn nhân và gia đình, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

Kết luận về quy định những yêu cầu về hôn nhân và gia định thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

Từ những phân tích trên, có thể thấy, thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết các yêu cầu về hôn nhân và gia đình là cơ sở pháp lý đầu tiên cho phép Tòa án; cụ thể là các Thẩm phán có cơ sở để thụ lý và giải quyết những yêu cầu về hôn nhân và gia đình này theo thủ tục tố tụng dân sự. Thẩm quyền của Tòa án đối với các yêu cầu về hôn nhân và gia đình được quy định ở cả pháp luật nội dung và pháp luật hình thức.

Trên đây là các thông tin pháp luật phổ biến về việc Những yêu cầu về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa ánNgoài ra quý khách hàng còn các vấn đề pháp luật nào cần hỗ trợ tư vấn xin vui lòng liên hệ Văn phòng Luật sư ADB SAIGON.

Luật sư ADB SAIGON hiện đang hỗ trợ cho người dân, doanh nhân và doanh nghiệp trên khắp cả nước ở nhiều lĩnh vực khác nhau như Luật sư Hình sựLuật sư Hôn nhân Gia đìnhLuật sư Dân sựLuật sư Doanh NghiệpLuật sư Đất đaitư vấn ly hôn nhanhtư vấn luật thừa kếluật sư Hình sự giỏi..vui lòng liên hệ với chúng tôi qua thông tin tại Website, Hotline: 0907520537 hoặc Fanpage: https://www.facebook.com/luatsutaibinhduong

Để lại một bình luận