Xây nhà trên đất trồng lúa là vi phạm luật đất đai. Nếu không thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở mà tự ý chuyển mục đích sử dụng đất thì sẽ bị xử lý với hình thức xử phạt vi phạm hành chính.
Mục lục bài viết
Quy định về đất trồng lúa?
Căn cứ theo quy định tại Nghị định số 35/2015/NĐ-CP quy định về khái niệm đất trồng lúa được hiểu là một loại hình đất thích hợp cho việc trồng và sản xuất các loại cây lúa nước. Đất trồng lúa được chia thành 2 hình thái khác nhau gồm:
Đất chuyên trồng lúa nước: Loại đất này có thể trồng được từ hai vụ lúa nước trong một năm theo quy định của khoản 2 Điều 3 Nghị định 35/2015/NĐ-CP.
Đất trồng lúa khác: là đất dùng để trồng các loại cây lúa khác và đất trồng lúa nương đã được quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 35/2015/NĐ-CP.
Áp dụng vào thực tế hiện nay, đất trồng lúa đã được chuyển đổi sang trồng cây hàng năm, cây lâu năm. Theo đó, Chính phủ vừa ban hành Nghị định 62/2019/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 35/2015/NĐ-CP về quản lý, sử dụng đất trồng lúa, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng lúa sang trồng cây lâu năm phải theo vùng để hình thành các vùng sản xuất tập trung và khai thác hiệu quả cơ sở hạ tầng sẵn có, phù hợp với định hướng hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp của địa phương.
Về điều kiện chuyển đổi đất trồng lúa sang trồng cây hàng năm, cây lâu năm căn cứ theo Điều 1 của Nghị định số 62 NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa như sau:
– Thứ nhất, việc chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, cây hàng năm không làm mất đi các điều kiện phù hợp để trồng lúa trở lại; không gây ô nhiễm, thoái hóa đất trồng lúa; không làm hư hỏng công trình giao thông, công trình thủy lợi phục vụ trồng lúa;
– Thứ hai, việc chuyển đổi mục đích đất trồng phải phù hù hợp với kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm, cây lâu năm hoặc trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản trên đất trồng lúa của cấp xã được gọi tắt là kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa và việc chuyển đổi này cũng phải đảm bảo được công khai, minh bạch cho toàn dân.
Trường hợp trồng lúa đồng thời kết hợp nuôi trồng thủy sản, cho phép sử dụng tối đa 20% diện tích đất trồng lúa để hạ thấp mặt bằng cho nuôi trồng thủy sản, độ sâu của mặt bằng hạ thấp không quá 120 cm, khi cần thiết phải phục hồi lại được mặt bằng để trồng lúa trở lại.
– Thứ ba, khi nhà nước tiến hành chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng lúa sang trồng cây lâu năm phải chuyển đổi luân phiên theo vùng, để có thể hình thành các vùng sản xuất tập trung và khai thác hiệu quả cơ sở hạ tầng sẵn có; phù hợp với định hướng hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp của địa phương.
Như vậy, có thể thấy, việc chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất trồng lúa qua đất trồng cây hàng năm, cây lâu năm kết hợp nuôi trồng thủy sản trên đất trồng lúa đã được quy định tại Nghị định 62/2019/NĐ-CP, mặc dù chuyển đổi mục đích nhưng vẫn bảo đảm giá trị sử dụng, vẫn có thể tiếp tục trồng lúa canh tác, có ưu điểm mới là có thể đan xem trồng cây khác.
Các mức phạt tiền khi xây nhà trên đất trồng lúa
Cụ thể theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 9 Nghị định 91/2019/NĐ-CP thì mức xử phạt được xác định như sau:
– Chuyển mục đích sử dụng đất trái phép có diện tích dưới 0,01 héc ta thì bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu đất tại khu vực nông thôn và phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu đất tại khu vực đô thị;
– Chuyển mục đích sử dụng đất trái phép có diện tích từ 0,01 héc ta đến dưới 0,02 héc ta thì bị phạt với số tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu đất tại khu vực nông thôn và bị phạt với số tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu đất tại khu vực đô thị;
– Chuyển mục đích sử dụng đất trái phép có diện tích đất từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta thì bị phạt với số tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng nếu đất tại khu vực nông thôn và bị phạt với số tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu đất tại khu vực đô thị;
– Chuyển mục đích sử dụng đất trái phép có diện tích đất từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta thì bị phạt với số tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu đất tại khu vực nông thôn và bị phạt với số tiền từ 30.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng nếu đất tại khu vực đô thị;
– Chuyển mục đích sử dụng đất trái phép có diện tích đất từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta thì bị phạt với số tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu đất tại khu vực nông thôn và bị phạt với số tiền từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu đất tại khu vực đô thị;
– Chuyển mục đích sử dụng đất trái phép có diện tích đất từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta thì bị phạt với số tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng nếu đất tại khu vực nông thôn và bị phạt với số tiền từ 100.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng nếu đất tại khu vực đô thị;
– Chuyển mục đích sử dụng đất trái phép có diện tích đất từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta thì bị phạt với số tiền từ 80.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng nếu đất tại khu vực nông thôn và bị phạt với số tiền từ 160.000.000 đồng đến 240.000.000 đồng nếu đất tại khu vực đô thị;
– Chuyển mục đích sử dụng đất trái phép có diện tích đất từ 03 héc ta trở lên thì bị phạt với số tiền từ 120.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng nếu đất tại khu vực nông thôn và bị phạt với số tiền từ 240.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng nếu đất tại khu vực đô thị.
Như vậy, có thể thấy rằng khi xây nhà trên đất trồng lúa số diện tích đất chuyển mục đích sử dụng đất trái phép càng nhiều thì mức xử phạt càng cao, đặc biệt là đối với các mảnh đất nằm tại khu vực đô thị thì mức xử phạt vi phạm hành chính cao gấp hai lần so với đất tại khu vực nông thôn.
Hy vọng bài viết về các mức phạt tiền khi xây nhà trên đất trồng lúa sẽ cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn đọc. Ngoài ra Luật sư ADB SAIGON luôn sẵn sàng tư vấn pháp lý miễn phí (qua điện thoại 0907520537, tư vấn trực tiếp, qua zalo, fanpage…) về tất cả các thắc mắc nhiều lĩnh vực khác nhau như Luật sư Hình sự, Luật sư Hôn nhân Gia đình, Luật sư Dân sự, Luật sư Doanh Nghiệp, Luật sư Kinh doanh Thương mại, Luật sư Đất đai…
THÔNG TIN VỀ CHÚNG TÔI:
Trụ sở chính: CÔNG TY LUẬT TNHH ADB SAIGON 25 Đồng Xoài, phường 13, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh. Chi nhánh Bình Dương: CÔNG TY LUẬT TNHH ADB SAIGON – CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG 569 Đại lộ Bình Dương, phường Hiệp Thành, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Điện thoại: 0377.377.877 – 0907.520.537 (Zalo)– 0855.017.017 (Hôn nhân) - 0786.085.085 (Doanh nghiệp)- 0907 520 537 (Tố tụng) Website: adbsaigon.com – luatbinhduong.com; Email: info@adbsaigon.com