Trong quá trình hoạt động nhiều doanh nghiệp vẫn còn băn khoăn giữa hai loại hình văn phòng đại diện và văn phòng giao dịch.
Thực tế cho thấy, doanh nghiệp có thể hình thành thêm các loại hình đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp với những đặc điểm pháp lý và chức năng khác nhau. Vậy cụ thể, văn phòng giao dịch và văn phòng đại diện có gì khác nhau?
Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
Văn phòng đại diện là gì?
Hiện nay, theo quy định tại Khoản 2 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về Văn phòng đại diện được hiểu là:
- Loại hình không trực tiếp kinh doanh, không ký kết một hợp đồng kinh tế nào với đối tác trừ việc có ủy quyền từ trụ sở chính.
- Doanh nghiệp quản lý các hoạt động từ văn phòng đại diện do đó mọi hoạt động như kê khai thuế, xuất hóa đơn đều do trụ sở chính quản lý.
- Do đó, nếu chủ sở hữu cần một địa chỉ hợp pháp giúp doanh nghiệp dễ dàng giao dịch với đối tác mà không nhất thiết thực hiện hoạt động sinh lời thì văn phòng đại diện là một lựa chọn tối ưu và phù hợp nhất hiện nay.
Văn phòng giao dịch là gì?
- Hiện nay, pháp luật không quy định cụ thể khái niệm đối với văn phòng giao dịch.
- Tuy nhiên trên thực tế, có thể hiểu văn phòng giao dịch là địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp.
- Theo đó, khoản 3 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp như sau: “Địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể.”
- Như vậy, có thể hiểu văn phòng giao dịch là địa điểm để cho doanh nghiệp có thể tiến hành hoạt động kinh doanh, sản xuất, mua bán hàng hóa, dịch vụ của mình.
Nên thành lập văn phòng đại diện hay văn phòng giao dịch?
Để có thể lựa chọn việc thành lập văn phòng giao dịch hay văn phòng đại diện thì phải phụ thuộc vào nhu cầu thực tế cũng như loại hình của doanh nghiệp để có thể lựa chọn thành lập văn phòng giao dịch hoặc văn phòng đại diện.
Cụ thể sau đây, chúng tôi xin trình bày những ưu, nhược điểm cụ thể đối với từng loại hình văn phòng:
Thành lập văn phòng đại diện có ưu, nhược điểm như sau:
Ưu điểm
- Tiện lợi trong giao tiếp với khách hàng ở một vị trí thuận lợi hơn là đến văn phòng công ty;
- Không phải nộp thuế môn bài;
- Thuận lợi hơn để trưng bày, giới thiệu, quảng bá sản phẩm,…
Nhược điểm
- Văn phòng đại diện không có chức năng ký kết hợp đồng, mua bán hàng hóa,… mà văn phòng đại diện chỉ được giới thiệu sản phẩm, không thực hiện mua bán trực tiếp mà chỉ thực hiện chức năng quảng bá, tiếp thị và giao dịch.
Thành lập văn phòng giao dịch có ưu, nhược điểm như sau:
Ưu điểm
- Địa điểm kinh doanh là nơi diễn ra các hoạt động buôn bán, tổ chức hoạt động vậy nên dễ dàng mở tại nhiều khu vực trong cùng tỉnh thành có chi nhánh/ trụ sở chính của công ty.
Nhược điểm
- Không có quyền đăng ký con dấu riêng. Phải kê khai thuế phụ thuộc vào công ty mẹ.
- Hiện nay, sau khi thành lập địa điểm kinh doanh thì được cấp giấy chứng nhận đăng ký, chưa được cấp mã số thuế cho địa điểm kinh doanh nên cũng gây ra khó khăn khi thực hiện các thủ tục thuế như thuế môn bài cho địa điểm kinh doanh.
Kết Luận
Như vậy, từ phân tích về sự khác nhau và những ưu điểm, nhược điểm của văn phòng đại diện và văn phòng giao dịch tức địa điểm kinh doanh của mỗi loại hình đơn vị phụ thuộc, doanh nghiệp nên dựa vào nhu cầu thực tế để quyết định lựa chọn thành lập văn phòng sao cho phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp.
- Trường hợp doanh nghiệp đang muốn thăm dò nghiên cứu thị trường tại nhiều địa phương khác nhau mà không phát sinh nhu cầu kinh doanh có thể lựa chọn mở văn phòng đại diện.
- Trường hợp doanh nghiệp muốn mở một cơ sở có chức năng kinh doanh thì có thể lựa chọn loại hình văn phòng giao dịch (địa điểm kinh doanh)
- Nếu công ty mở một cơ sở chỉ để giao dịch trong cùng tỉnh, thành phố với trụ sở chính của doanh nghiệp với hình thức đơn giản thì việc thành lập địa điểm kinh doanh là hoàn toàn hợp lý.
Trên đây là các thông tin pháp luật phổ biến về Nên thành lập văn phòng đại diện hay văn phòng giao dịch? Ngoài ra quý khách hàng còn các vấn đề pháp luật nào cần hỗ trợ tư vấn xin vui lòng liên hệ Văn phòng Luật sư ADB SAIGON.
Luật sư ADB SAIGON hiện đang hỗ trợ cho người dân, doanh nhân và doanh nghiệp trên khắp cả nước ở nhiều lĩnh vực khác nhau như Luật sư Hình sự, Luật sư Hôn nhân Gia đình, Luật sư Dân sự, Luật sư Doanh Nghiệp, Luật sư Đất đai…..tư vấn ly hôn nhanh, tư vấn luật thừa kế, luật sư Hình sự giỏi…..vui lòng liên hệ với chúng tôi qua thông tin tại Website, Hotline: 0907520537 hoặc Fanpage: https://www.facebook.com/luatsutaibinhduong
THÔNG TIN VỀ CHÚNG TÔI:
Trụ sở chính: CÔNG TY LUẬT TNHH ADB SAIGON 25 Đồng Xoài, phường 13, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh. Chi nhánh Bình Dương: CÔNG TY LUẬT TNHH ADB SAIGON – CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG 569 Đại lộ Bình Dương, phường Hiệp Thành, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Điện thoại: 0377.377.877 – 0907.520.537 (Zalo)– 0855.017.017 (Hôn nhân) - 0786.085.085 (Doanh nghiệp)- 0907 520 537 (Tố tụng) Website: adbsaigon.com – luatbinhduong.com; Email: info@adbsaigon.com