Tại sao lại ưu tiên phân chia di sản thừa kế theo di chúc?

Quyền hưởng di sản thừa kế bao gồm thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Tuy nhiên các trường hợp áp dụng thừa kế theo pháp luật lại chỉ xuất hiện khi không có thừa kế di chúc, di chúc không hợp pháp…

Vậy tại sao lại ưu tiên phân chia di sản thừa kế theo di chúc? Cùng Luật sư ADB SAIGON tìm hiểu thêm về vấn đề tại sao lại ưu tiên phân chia di sản thừa kế theo di chúc theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 qua bài viết dưới đây:

Cơ sở pháp lý

– Bộ luật Dân sự 2015

Phân chia di sản thừa kế

Phân chia di sản thừa kế là việc phân chia di sản thừa kế cho những người thừa kế được thực hiện dựa trên di chúc của người để lại di sản hoặc theo quy định của pháp luật.

Phân chia di sản theo di chúc

Nếu việc phân chia đã được xác định trong di chúc thì việc phân chia di sản sẽ được thực hiện theo di chúc.

– Việc phân chia di sản được thực hiện theo ý chí của người để lại di chúc; nếu di chúc không xác định rõ phần của từng người thừa kế thì di sản được chia đều cho những người được chỉ định trong di chúc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

– Trường hợp di chúc xác định phân chia di sản theo hiện vật thì người thừa kế được nhận hiện vật kèm theo hoa lợi, lợi tức thu được từ hiện vật đó hoặc phải chịu phần giá trị của hiện vật bị giảm sút tính đến thời điểm phân chia di sản; nếu hiện vật bị tiêu hủy do lỗi của người khác thì người thừa kế có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.

– Trường hợp di chúc chỉ xác định phân chia di sản theo tỷ lệ đối với tổng giá trị khối di sản thì tỷ lệ này được tính trên giá trị khối di sản đang còn vào thời điểm phân chia di sản.

Phân chia di sản theo pháp luật

Phân chia di sản theo pháp luật là việc phân chia di sản thừa kế được áp dụng trong trường hợp không có di chúc hoặc có di chúc nhưng di chúc vô hiệu hoặc di chúc không có giá trị. Khi đó, di sản sẽ được phân chia cho những người thừa kế theo pháp luật có quyền hưởng di sản.

Việc phân chia di sản theo pháp luật được quy định tại Điều 660 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể:

– Khi phân chia di sản, nếu có người thừa kế cùng hàng đã thành thai nhưng chưa sinh ra thì phải dành lại một phần di sản bằng phần mà người thừa kế khác được hưởng để nếu người thừa kế đó còn sống khi sinh ra được hưởng; nếu chết trước khi sinh ra thì những người thừa kế khác được hưởng.

– Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thỏa thuận về việc định giá hiện vật và thỏa thuận về người nhận hiện vật; nếu không thỏa thuận được thì hiện vật được bán để chia.

Tại sao lại ưu tiên phân chia di sản thừa kế theo di chúc-Hỗ trợ tư vấn pháp lý nhanh

Tại sao lại ưu tiên phân chia di sản thừa kế theo di chúc?

Trong một số trường hợp như phần di sản không được định đoạt trong di chúc, có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực, có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng từ chối nhận di sản, không có quyền hưởng di sản… thì di sản cũng được chia theo pháp luật.

Như vậy, có thể thấy, pháp luật hiện nay đang ưu tiên phân chia di sản thừa kế theo di chúc. Chỉ khi không thể chia theo di chúc thì mới chia thừa kế theo pháp luật. Vậy tại sao lại có sự ưu tiên này?

Người lập di chúc là người có tài sản và mong muốn để lại tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho người khác sau khi chết. Đặc biệt, Điều 626 Bộ luật Dân sự 2015 nêu rõ quyền của người lập di chúc gồm:

– Chỉ định người thừa kế, truất quyền hưởng di sản của người thừa kế;

– Phân định phần di sản cho từng người thừa kế;

– Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng;

– Giao nghĩa vụ cho người thừa kế;

– Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.

Do đó, có thể thấy, việc chỉ định và phân chia di sản hoàn toàn dựa vào ý chí của người lập di chúc. Người lập di chúc có toàn quyền định đoạt tài sản của mình sau khi chết. Bởi vậy, nếu di chúc hợp pháp, việc phân chia di sản thừa kế phải ưu tiên theo di chúc.

Tuy nhiên, cũng phải lưu ý các trường hợp người thừa kế được hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung của di chúc nêu tại Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015.

Cụ thể, trong trường hợp không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn 2/3 suất đó thì những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật:

– Con chưa thành niên của người để lại di sản thừa kế;

– Cha, mẹ; Vợ, chồng của người để lại di sản thừa kế;

– Con thành niên mà không có khả năng lao động của người để lại di sản thừa kế.

Nếu những đối tượng này đã từ chối nhận di sản hoặc là người không có quyền hưởng di sản thì không được áp dụng quy định này.

Nói tóm lại, pháp luật ưu tiên phân chia di sản thừa kế theo di chúc hơn vì bản chất của việc chia thừa kế là chuyển tài sản của người để lại di sản cho người khác sau khi chết.

Trên đây là bài viết tham khảo của Luật sư ADB SAIGON về vấn đề tại sao lại ưu tiên phân chia di sản thừa kế theo di chúc theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015. Luật sư ADB SAIGON luôn sẵn sàng tư vấn pháp lý miễn phí (qua điện thoại 0377377877tư vấn trực tiếp, qua zalofanpage…) về tất cả các thắc mắc nhiều lĩnh vực khác nhau như Luật sư Hình sựLuật sư Hôn nhân Gia đìnhLuật sư Dân sựLuật sư Doanh Nghiệp, Luật sư Kinh doanh Thương mại, Luật sư Đất đai

Tham khảo bài viết: Thủ tục phân chia di sản thừa kế theo quy định Bộ luật Dân sự 2015

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *