Tranh chấp về lao động nào thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án?

Tranh chấp về lao động không chỉ là tranh chấp về sự lao động, về sự làm việc, xung đột về hành vi liên quan đến hoạt động chức năng của người lao động.

Vậy tranh chấp lao động là gì? Tranh chấp về lao động nào thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án?

Xin mời quý bạn đọc cùng tham khảo qua thông tin bài viết sau:

Cơ sở pháp lý

Điều 32 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015

Phân tích về tranh chấp lao động

Tranh chấp về lao động là gì?

Tranh chấp về lao động là loại tranh chấp về các lao động liên quan đến quá trình lao động, quá trình xác lập, duy trì, chấm dứt mối quan hệ lao động giữa các bên.

Bên cạnh đó, tranh chấp lao động còn bao gồm cả các xung đột liên quan đến việc làm, học nghề, quan hệ đại diện lao động.. những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích của các bên gồm: người lao động và người sử dụng lao động.

Do đó, có thể hiểu tranh chấp lao động là một khái niệm khá rộng, khá bao trùm bởi lẽ quyền và lợi ích của các bên trong quan hệ lao động là những yếu tố khá phức tạp.

Tranh chấp lao động còn được quy cụ thể tại Điều 3 Bộ luật lao động 2012.

Đặc điểm của tranh chấp về lao động

Đặc điểm về chủ thể:

Tranh chấp về lao động có hệ thống chủ thể riêng, bao gồm người lao động và người sử dụng lao động, tập thể lao động, đại diện của người lao động và đại diện của người sử dụng lao động.

Đặc điểm về phạm vị tranh chấp:

Tranh chấp về lao động là loại tranh chấp xuất hiện, tồn tại trong phạm vi của quá trình lao động.

Đặc điểm về nội dung tranh chấp về lao động:

Là những giá trị vật chất, tinh thần gắn liền với lao động, nói cách khác thì đó là các quyền, lợi ích gắn liền với nghề nghiệp.

Những khoản tiền lương, phụ cấp, ký kết hợp đồng lao động, chấm dứt hợp đồng lao động. việc thành lập công đoàn,.. đều là những vấn đề quen thuộc của quá trình lao động.

Đặc điểm về ảnh hưởng xã hội:

Tranh chấp về hợp đồng lao động có sự ảnh hưởng rất lớn tới đời sống lao động và đời sống kinh tế- xã hội, đời sống chính trị.

Tranh chấp về lao động làm cho quan hệ lao động và các quan hệ xã hội khác trong quá trình lao động sẽ bị sứt mẻ, biến dạng, thậm chí bị phá vỡ.

Các tranh chấp về lao động có thể gây ra những ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống chính trị của quốc gia và các vấn đề quốc tế có liên quan.

Tranh chấp về lao động nào thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án - Tư vấn, hỗ trợ pháp lý nhanh

Các trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết tranh chấp về lao động của Tòa án

Điều 32 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định về những tranh chấp về lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

1. Tranh chấp về lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động mà hòa giải thành nhưng các bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, hòa giải không thành hoặc không hòa giải trong thời hạn do pháp luật quy định, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:

a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

b) Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;

c) Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;

d) Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế, về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về việc làm, về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;

đ) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

2. Tranh chấp về lao động tập thể về quyền giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết mà tập thể lao động hoặc người sử dụng lao động không đồng ý với quyết định đó hoặc quá thời hạn mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện không giải quyết.

3. Tranh chấp liên quan đến lao động bao gồm:

a) Tranh chấp về học nghề, tập nghề;

b) Tranh chấp về cho thuê lại lao động;

c) Tranh chấp về quyền công đoàn, kinh phí công đoàn;

d) Tranh chấp về an toàn lao động, vệ sinh lao động.

4. Tranh chấp về bồi thường thiệt hại do đình công bất hợp pháp.

5. Các tranh chấp khác về lao động, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

Tranh chấp về lao động - Tư vấn hỗ trợ pháp lý nhanh

Điều này nhằm một mặt tạo điều kiện cho việc giải quyết nhanh chóng vụ án tranh chấp. Kịp thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, mặt khác nhằm giảm áp lực công việc cho tòa án.

Kết luận về vấn đề những yêu cầu về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

Khi có yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tại Tòa án, cần chú ý đến trường hợp giải quyết tranh chấp đó có thuộc thẩm quyền tại Tòa án hay không và Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết.

Trên đây là bài viết tham khảo của Luật sư ADB SAIGON về Tranh chấp về lao động nào thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án? theo quy định của Bộ tố tụng luật Dân sự 2015. Luật sư ADB SAIGONluôn sẵn sàng tư vấn pháp lý hãy liên hệ trực tiếp tới Hotline: 0907 520 537 hoặc Fanpage:Luật sư Bình Dương của Luật sư ADB SAIGON Nếu bạn đang cần trợ giúp pháp lý, tư vấn, hỗ trợ hồ sơ, thủ tục.

Luật sư ADB SAIGON hỗ trợ nhiều lĩnh vực khác nhau cho rất nhiều khu vực như Luật sư Hình sựLuật sư Hôn nhân Gia đìnhLuật sư Dân sựLuật sư Doanh NghiệpLuật sư Kinh doanh Thương mạiLuật sư Đất đai

Để lại một bình luận