Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là gì ? Cách phòng tránh lừa đảo chiếm đoạt qua Facebook như thế nào ?

 Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản Facebook ngày càng gia tăng, bởi vì  không ít người có xu hướng chia sẻ toàn bộ cuộc sống của mình với bạn bè bằng cách thường xuyên đăng những bức ảnh, bài viết trên facebook. Điều này vô tình giúp những đối tượng xấu đánh cắp danh tính của bạn để sử dụng cho những lợi ích riêng. Thêm vào đó, việc người dùng facebook thích cập nhật liên tục các vị trí của mình trên facebook đã vô tình cung cấp cho bọn tội phạm lịch trình và dễ dẫn đến các vụ trộm cướp tài sản. Bằng bài viết dưới đây, công ty luật ADB Sài Gòn sẽ làm rõ quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và cách phòng tránh lừa đảo chiếm đoạt qua facbook.

lừa đảo chiếm đoạt tài sản - tư vấn,hỗ trợ pháp lý nhanh

Khái niệm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản được hiểu là hành vi dùng thủ đoạn gian dối làm cho chủ sở hữu, người quản lý tài sản tin nhầm giao tài sản cho người phạm tội để chiếm đoạt tài sản đó.

Quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Căn cứ vào Điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:

  1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
  2. a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
  3. b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
  4. c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
  5. d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.
  6. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
  7. a) Có tổ chức;
  8. b) Có tính chất chuyên nghiệp;
  9. c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
  10. d) Tái phạm nguy hiểm;

đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

  1. e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
  2. g) Chiếm đoạt tài sản có giá từ 2,000,000 đồng đến dưới 50,000,000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a,b,c và d khoản 1 điều này.
  3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
  4. a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
  5. b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50,000,000 đến dưới 200,000,000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a,b,c và d khoản 1 điều này.
  6. c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
  7. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
  8. a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
  9. b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200,000,000 đồng đến dưới 500,000,000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a,b,c và d khoản 1 điều này.
  10. c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
  11. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Từ những căn cứ nêu trên thì người lừa tiền của bạn hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự 2015. Đây thực chất là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản và dùng mạng xã hội facebook để tiếp cận, vậy nên facebook ở đây chỉ là công cụ thực hiện hành vi phạm tội, đây hoàn toàn không phải là hành vi dùng mạng máy tính nhằm chiếm đoạt tài sản theo Điều 290 Bộ luật hình sự.

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản- tư vấn, hỗ trợ pháp lý nhanh

Cách phòng tránh lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua Facebook

  1. Để phòng tránh rủi ro, cơ quan chức năng khuyến cáo người dân luôn đề cao cảnh giác và nhận biết một số dấu hiệu lừa đảo của các đối tượng.
  2. Đồng thời thường xuyên kiểm tra và cập nhật các tính năng bảo mật, quyền riêng tư trên các tài khoản mạng xã hội.
  3.  Không nên chia sẻ thông tin cá nhân trên mạng xã hội; tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân, số thẻ ngân hàng, mã OTP, không chuyển tiền cho người khác khi chưa xác thực.
  4.  Đặc biệt, không nên kết bạn với người lạ, người nước ngoài mà trang cá nhân sơ sài, nếu họ có đề nghị tặng quà, nhận bưu phẩm nên từ chối vì chắc chắn “miếng pho-mát miễn phí chỉ có ở trong bẫy chuột”.

Tình trạng tội phạm lợi dụng các trang mạng xã hội như facebook để lừa đảo chiếm đoạt tài sản đã và đang diễn ra phức tạp. Đáng lo ngại, các đối tượng thường xuyên có những thủ đoạn mới và tinh vi để thực hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản khiến không ít người dân mất cảnh giác và dễ dàng “sập bẫy”.Theo đó, người dân cần hết sức cảnh giác, khi phát hiện các dấu hiệu, thông tin liên quan đến lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Người dân cần kịp thời thông báo cho cơ quan công an gần nhất hoặc gọi điện thoại về đường dây nóng của Công an.

Luật sư ADB SAIGON hiện đang hỗ trợ cho người dân, doanh nhân và doanh nghiệp trên khắp cả nước ở nhiều lĩnh vực khác nhau như Luật sư Hình sựLuật sư Hôn nhân Gia đìnhLuật sư Dân sựLuật sư Doanh NghiệpLuật sư Đất đaitư vấn ly hôn nhanhtư vấn luật thừa kếluật sư Hình sự giỏi…..vui lòng liên hệ với chúng tôi qua thông tin tại Website, Hotline: 0907520537 hoặc Fanpage: https://www.facebook.com/luatsutaibinhduong

Để lại một bình luận