Thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như thế nào theo quy định của pháp luật?

Khi một cá nhân chết đi thì di sản của họ sẽ để lại cho người thừa kế di sản của họ nó bao gồm tài sản và nghĩa vụ tài sản của người này. Do đó, người thừa kế có quyền hưởng và thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại theo quy định của pháp luật.

Như vậy, người thừa kế phải thực hiện nghĩa vụ đó như thế nào? Hãy cùng Luật sư ADB SAIGON tìm hiểu thêm về quy định của Bộ luật Dân sự 2015 khi thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại qua bài viết dưới đây:

Thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại là gì?

Khi một cá nhân chết đi thì nghĩa vụ của họ cũng chấm dứt. Theo quy định tại khoản 8 Điều 372 Bộ luật dân sự 2015 thì nghĩa vụ dân sự chấm dứt trong trường hợp bên có nghĩa vụ là cá nhân mà nghĩa vụ đó phải do chính cá nhân thực hiện. Tức là đối với loại nghĩa vụ này chỉ thỏa thuận giữa hai bên chỉ phát sinh và có trách nhiệm với duy nhất một người thực hiện, nếu người đó chết mà nghĩa vụ đó chưa hoàn thành xong cũng sẽ bị chấm dứt nghĩa vụ vì không thể phát sinh ra người thứ hai thực hiện theo thỏa thuận từ trước. Từ đó, nếu không phải là những nghĩa vụ thuộc loại nghĩa vụ nói trên thì có thể suy luận là nghĩa vụ này không chấm dứt khi người có nghĩa vụ chết.

Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 thì người thừa kế là người phát sinh nghĩa vụ và trách nhiệm với số tài sản do người chết để lại. Thời điểm để hưởng thừa kế và thực hiện nghĩa vụ là người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Đối với trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế được quy định cụ thể tại Điều 613 của Bộ luật dân sự năm 2015.

Như vậy, thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại là việc của người được thừa hưởng tài sản do người chết để lại có trách nhiệm thực hiện đối với tài sản đó trong phạm vi của di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Tức là người thừa kế không có trách nhiệm thực hiện mọi nghĩa vụ để lại của người để lại di sản thừa kế mà chỉ có trách nhiệm gánh vác phần nghĩa vụ trong phạm vi di sản người chết để lại, trừ trường hợp có những thỏa thuận khác về việc chia nghĩa vụ.

thuc hien nghia vu tai san do nguoi chet de lai-ho tro phap ly nhanh

Thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như thế nào theo quy định của pháp luật?

Theo như quy định của pháp luật dân sự Việt Nam, thì có một số nghĩa vụ về tài sản của công dân mà sẽ không bị mất đi khi người đó chết. Theo đó thì nghĩa vụ khi một người chết đi sẽ được chuyển tiếp cho người thừa kế của người đó trong phạm vi di sản để lại được quy định tại Điều 614 và Điều 615 Bộ luật dân sự 2015 như sau:

Điều 614. Thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người thừa kế

Kể từ thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế có các quyền, nghĩa vụ tài sản do người chết để lại.

Điều 615. Thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại

  1. Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  2. Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại.
  3. Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  4. Trường hợp người thừa kế không phải là cá nhân hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân”.

Việc “thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại” phát sinh từ sự kiện chết của một cá nhân (nằm ngoài ý chí của các bên) nên nó luôn gắn liền với việc xử lý khối tài sản của người chết để lại (di sản thừa kế ). Quá trình chuyển giao nghĩa vụ và thực hiện nghĩa vụ sẽ đồng thời với việc xử lý rất nhiều vấn đề liên quan đến việc thừa kế khối tài sản.

– Căn cứ thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại theo khoản 1 Điều 615 Bộ luật dân sự 2015 quy định của pháp luật thì “Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.” . Theo đó, những người được hưởng di sản theo di chúc sẽ phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ do người chết để lại và họ chỉ phải thực hiện nghĩa vụ này trong phạm vi di sản mà người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác, ở đây trường hợp thỏa thuận khác có thể là những người thừa kế đồng ý thanh toán hết khoản nợ của người đã khuất mặc dù khoản nợ đó vượt quá phạm vi di sản thừa kế….đây là thỏa thuận giữa những người hưởng thừa kế.

– Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại. Người quản lý di sản là người được chỉ định trong di chúc hoặc do những người thừa kế cử ra. Trường hợp di chúc không chỉ định người quản lý di sản và những người thừa kế chưa cử được người quản lý di sản thì người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản tiếp tục quản lý di sản đó cho đến khi những người thừa kế cử được người quản lý di sản. Trường hợp chưa xác định được người thừa kế và di sản chưa có người quản lý theo quy định thì di sản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý.

– Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Việc thực hiện nghĩa vụ đối với tài sản do người chết để lại là việc làm bắt buộc đối với những người được hưởng di sản trừ những trường hợp mà khi chết nghĩa vụ cũng chấm dứt theo. Tuy nhiên, khi thực hiện nghĩa vụ phải căn cứ vào số tài sản mà người chết để lại để chia ra thực hiện chứ không thể thực hiện bằng toàn bộ số tài sản mà mình được nhận.

– Trường hợp người thừa kế không phải là cá nhân hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân. Tức là đối với việc thừa kế theo di chúc thì do không phải thừa kế phân theo hàng thừa kế, bắt buộc phải là người thân có quan hệ huyết thống, quan hệ hôn nhân hoặc nuôi dưỡng mà ở đây người thừa kế có thể là cá nhân hoặc là tổ chức. Chính vì vậy, trường hợp này thì nếu người thừa kế là tổ chức thì tổ chức đó phải thực hiện nghĩa vụ tài sản mà người chết để lại như cá nhân thực hiện.

Căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, người thừa kế hoặc người quản lý di sản có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ tài sản của người để lại di sản trong phạm vi di sản do người chết để lại. Tuy nhiên, trường hợp các bên có thỏa thuận khác, thì người thừa kế hoặc người quản lý di sản có thể dùng tài sản của mình để thực hiện nghĩa vụ của người chết nếu di sản của người chết không đủ để thực hiện nghĩa vụ.

Từ nội dung trên có thể thấy đối với người thừa kế theo quy định pháp luật hoặc theo di chúc, là cá nhân hay tổ chức thì đều phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại căn cứ theo số tài sản mà họ được hưởng. Hoặc trong trường hợp có thỏa thuận khác giữa những người thừa kế thì có thể thực hiện bằng một phần tài sản hoặc không cần thực hiện nghĩa vụ.

Trên đây là bài viết tham khảo của Luật sư ADB SAIGON về Thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015. Luật sư ADB SAIGON luôn sẵn sàng tư vấn pháp lý miễn phí (qua điện thoại 0377 377 877tư vấn trực tiếp, qua zalofanpage…) về tất cả các thắc mắc nhiều lĩnh vực khác nhau như Luật sư Hình sựLuật sư Hôn nhân Gia đìnhLuật sư Dân sựLuật sư Doanh Nghiệp, Luật sư Kinh doanh Thương mại, Luật sư Đất đai

Để lại một bình luận