Thủ tục thay đổi giấy phép đăng ký kinh doanh khi nào cần phải thực hiện?

Giấy phép đăng ký kinh doanh là giấy tờ pháp lý được cấp cho doanh nghiệp sau khi thành lập doanh nghiệp/thành lập công ty. Trong quá trình hoạt động, để phù hợp với nhu cầu thay đổi của thị trường thì doanh nghiệp cũng sẽ có những thay đổi nhất định liên quan đến đăng ký kinh doanh.

Vậy Khi nào phải thực hiện thủ tục thay đổi giấy phép đăng ký kinh doanh? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Thủ tục thay đổi giấy phép đăng ký kinh doanh khi nào cần phải thực hiện - tư vấn hỗ trợ pháp lý nhanh

Cơ sở pháp lý

  • Luật DN 2020 số: 59/2020/QH14 ngày 17 tháng 6 năm 2020;
  • Nghị định 47/2021/NĐ-CP ngày 01/04/2021 Hướng dẫn Luật DN 2020;
  • Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký DN ngày 04 tháng 01 năm 2021.

Xem thêm: TÓM TẮT NHỮNG QUY ĐỊNH TRONG LUẬT DOANH NGHIỆP 2020

– Doanh nghiệp tư nhân;

– Công ty hợp danh;

– Công ty TNHH MTV;

– Công ty TNHH 2 TV trở lên;

– Công ty cổ phần.

Khi nào phải thực hiện thủ tục thay đổi giấy phép đăng ký kinh doanh?

Trên Giấy phép kinh doanh ghi nhận những thông tin về doanh nghiệp

Vì vậy khi doanh nghiệp có những thay đổi về thông tin hiển thị trên giấy phép kinh doanh thì đều phải tiến hành Đăng ký thay đổi nội dung Đăng ký doanh nghiệp với Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có quyết định thay đổi.

Những thay đổi giấy phép đăng ký kinh doanh thường gặp như:

  • Thay đổi tên công ty bao gồm: Tên tiếng việt, tên viết tắt hay tên bằng tiếng nước ngoài;
  • Thay đổi địa chỉ trụ sở chính công ty;
  • Thay đổi vốn điều lệ;
  • Thay đổi chủ sở hữu đối với Công ty TNHH 1 thành viên;
  • Thay đổi thành viên công ty đối với công ty TNHH 2 thành viên;
  • Thay đổi người đại diện theo pháp luật.

Ngoài ra, theo quy định tại khoản 1, Điều 31 Luật doanh nghiệp thì khi thay đổi những nội dung sau doanh nghiệp phải thực hiện Thông báo thay đổi nội dung ĐKDN với Cơ quan đăng ký kinh doanh:

“1. Doanh nghiệp phải thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh khi thay đổi một trong những nội dung sau đây:
a) Ngành, nghề kinh doanh;
b) Cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần, trừ trường hợp đối với công ty niêm yết;
c) Nội dung khác trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.”

Trên đây là các thông tin pháp luật phổ biến về Khi nào phải thực hiện thủ tục thay đổi giấy phép đăng ký kinh doanh?. Ngoài ra, quý khách hàng còn các vấn đề pháp luật nào cần hỗ trợ tư vấn liên quan đến đăng ký thành lập DNgiải quyết tranh chấp nội bộhợp đồng kinh tế… xin vui lòng liên hệ  Pháp lý nhanh.

Pháp lý nhanh hiện đang hỗ trợ cho người dân, doanh nhân và doanh nghiệp trên khắp cả nước ở nhiều lĩnh vực khác nhau như Luật sư Hình sựLuật sư Hôn nhân Gia đìnhLuật sư Dân sựLuật sư Doanh NghiệpLuật sư Đất đai……..tư vấn ly hôn nhanhtư vấn luật thừa kếluật sư Hình sự giỏi…..vui lòng liên hệ với chúng tôi qua thông tin tại Website, Hotline: 0907520537 hoặc Fanpage: Pháp lý nhanh.VN

Xem thêm các bài viết liên quan:

Giấy phép đăng ký kinh doanh là gì?

Doanh nghiệp không thay đổi nội dung giấy phép đăng ký kinh doanh bị xử phạt thế nào?

Các trường hợp phải thay đổi đăng ký kinh doanh?

Nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bao gồm những gì?

Các trường hợp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp?

Thời gian hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp – giấy phép kinh doanh bao lâu?

Hồ sơ và Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp – giấy phép kinh doanh là gì?

Điều kiện cấp của Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp – giấy phép kinh doanh là gì?

Ý nghĩa của Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp – giấy phép kinh doanh là gì?

Ai có quyền thành lập doanh nghiệp?

Góp vốn điều lệ bằng tiền mặt hay chuyển khoản?

Giấy tờ chứng minh góp vốn điều lệ gồm những gì?

Một số lưu ý khi thành lập công ty bạn cần lưu ý

Việc thay đổi Vốn điều lệ có ảnh hưởng gì tới Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp không ?

Vốn điều lệ là gì?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *