Thủ tục chuyển nhượng nhà đất khi không biết chữ

Thủ tục tiến hành chuyển nhượng nhà đất khi không biết chữ phức tạp hơn chuyển nhượng mua bán thông thường. Khi bên bán nhà không đọc được, không ký được thì bắt buộc phải có người làm chứng và hợp đồng chuyển nhượng nhà đất đó phải được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật.

Người làm chứng phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và không có quyền, lợi ích liên quan đến tài sản công chứng đó. Người yêu cầu công chứng tự mời người làm chứng, còn trong trường hợp không mời được người làm chứng thì có thể yêu cầu công chứng viên chỉ định người làm chứng. Người làm chứng phải cùng ký tên vào văn bản đó.

Chứng chỉ hành nghề mô giới bất động sản-tư vấn, hỗ trợ pháp lý nhanh

Chuyển nhượng nhà đất khi không biết chữ có được không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 47 Luật công chứng năm 2014 quy định vể người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch cụ thể như sau:

“1. Người yêu cầu công chứng là cá nhân phải có năng lực hành vi dân sự…”

“2. Trường hợp người yêu cầu công chứng không đọc được, không nghe được, không ký, điểm chỉ được hoặc trong những trường hợp khác do pháp luật quy định thì việc công chứng phải có người làm chứng. Người làm chứng phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và không có quyển, lợi ích hoặc nghĩa vụ liên quan đến việc công chứng.  Người làm chứng do người yêu cầu công chứng mời, nếu người yêu cầu công chứng không mời được thì công chứng viên chỉ định.”

chứng chỉ mô giới bất động sản- tư vấn, hỗ trợ pháp lý nhanh

Thủ tục để làm công chứng chuyển nhượng nhà đất khi không biết chữ

–  Phiếu yêu cầu công chứng, trong đó có thông tin về họ tên, địa chỉ người yêu cầu công chứng, nội dung cần công chứng, danh mục giấy tờ gửi kèm theo; tên tổ chức hành nghề công chứng, họ tên người tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công chứng, thời điểm tiếp nhận hồ sơ; ( nếu người yêu cầu công chứng không có phiếu yêu cầu công chứng theo mẫu thì có thể yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng cung cấp phiếu yêu cầu công chứng)

–  Dự thảo hợp đồng, giao dịch; (nếu người yêu cầu công chứng đã soạn thảo sẵn theo đúng mẫu quy định. Trường hợp không có dự thảo hợp đồng đã soạn thảo sẵn thì có thể yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng soạn thảo hợp đồng)

– Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng; ( Tùy từng trường hợp mà sẽ có những  giấy tờ khác nhau, ví dụ như: Chứng minh nhân dân, hộ khẩu, đăng ký kết hôn, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, …), (bao gồm cả bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng).

– Bản sao giấy tờ tùy thân của người làm chứng ( gồm Chứng minh nhân dân, hộ khẩu);

– Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở;

Tuy nhiên, người yêu cầu công chứng vẫn phải mang đầy đủ bản chính của các loại giấy tờ trên để Công chứng viên kiểm tra, đối chiếu trước khi ghi lời chứng và ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch.

Trên đây là những vấn đề liên quan tới thủ tục công chứng nhà đất khi không biết chữ. Nếu độc giả cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ: Luật sư ADB SAIGON hiện đang hỗ trợ cho người dân, doanh nhân và doanh nghiệp trên khắp cả nước ở nhiều lĩnh vực khác nhau như Luật sư Hình sựLuật sư Hôn nhân Gia đìnhLuật sư Dân sựLuật sư Doanh NghiệpLuật sư Đất đaitư vấn ly hôn nhanhtư vấn luật thừa kếluật sư Hình sự giỏi…..vui lòng liên hệ với chúng tôi qua thông tin tại Website, Hotline: 0907520537,Fanpage: https://www.facebook.com/luatsutaibinhduong

Để lại một bình luận