Thủ tục cấp lại thẻ BHYT (Bảo hiểm y tế)

Hiện nay người tham gia bảo hiểm y tế khi bị mất thẻ BHYT có thể thực hiện thủ tục xin cấp lại thẻ bảo hiểm y tế kèm đơn xin cấp lại thẻ BHYT hợp lệ gửi đến tổ chức Bảo hiểm xã hội để được hỗ trợ giải quyết.

Vậy Thủ tục cấp lại thẻ bảo hiểm y tế. Hãy cùng pháp lý nhanh tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Cơ sở pháp lý

  •  Luật bảo hiểm y tế 2008 (Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung 2014)
  • Nghị định 146/2018 NĐ-CP
  • Quyết định 505/QĐ-BHXH

Đơn xin cấp lại thẻ bảo hiểm y tế

Xin cấp lại thẻ bhyt - tư vấn hỗ trợ pháp lý nhanh

  • Căn cứ theo Điều 18, Luật Bảo hiểm y tế 2014 về cấp lại thẻ bảo hiểm y tế nêu rõ: Người bị mất thẻ bảo hiểm y tế phải có đơn đề nghị cấp lại thẻ;
  • Theo đó mẫu đơn đề nghị xin cấp lại thẻ bảo hiểm y tế theo mẫu 02/THE được ban hành kèm theo Quyết định 700/2006/QĐ-BHXH của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc cấp, quản lý và sử dụng Thẻ bảo hiểm y tế.
  • Như vậy có thể thấy đơn xin cấp lại thẻ BHYT là giấy tờ quan trọng trong việc thực hiện xin cấp lại thẻ BHYT theo đúng quy định.

Thủ tục xin cấp lại thẻ bảo hiểm y tế

Hiện nay việc cấp lại thẻ BHYT cho người tham gia bảo hiểm y tế đã được thực hiện đơn giản và nhanh chóng mang lại nhiều thuận tiện cho người bị mất thẻ BHYT. Theo đó, người bị mất thẻ BHYT có thể thực hiện làm thủ tục xin cấp lại thẻ BHYT bằng một trong 2 cách sau:

  • Cách 1: Làm thủ tục trực tiếp tại tổ chức BHXH
  • Cách 2: Làm thủ tục trực tuyến qua Cổng dịch vụ công Quốc gia.

Thủ tục xin cấp lại thẻ bảo hiểm y tế trực tiếp

Làm thủ tục trực tiếp tại tổ chức BHXH là việc người mất thẻ BHYT đến trực tiếp đơn vị/ điểm thu BHYT để được hướng dẫn làm thủ tục xin cấp lại thẻ bảo hiểm y tế. Về cơ bản sẽ gồm các bước thực hiện như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Người bị mất thẻ BHYT cần chuẩn bị 1 bộ hồ sơ xin cấp lại thẻ BHYT theo quy định. Thành phần hồ sơ bao gồm:

(1) Đơn đề nghị cấp lại thẻ bảo hiểm y tế.

(2) Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo Mẫu TK1-TS.

(3) Bảng kê thông tin (mẫu D01-TS) do người sử dụng lao động chuẩn bị.

Bước 2: Nộp hồ sơ xin cấp lại thẻ BHYT tại tổ chức BHXH

Sau khi chuẩn bị 01 bộ hồ sơ như trên, người xin cấp thẻ BHYT thực hiện nộp hồ sơ tại một trong các địa điểm được quy định sau:

  • Cơ quan, tổ chức BHXH cấp huyện nếu người tham gia thuộc đối tượng thuộc BHXH cấp huyện quản lý.
  • Cơ quan, tổ chức BHXH cấp tỉnh nếu người tham gia thuộc đối tượng thuộc BHXH cấp tỉnh quản lý.

Bước 3: Nộp phí cấp lại thẻ BHYT

Theo khoản 4 điều 18 Luật BHYT 2014 người đề nghị cấp lại thẻ nộp lệ phí cấp lại thẻ theo mức lệ phí quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Bước 4: Giải quyết hồ sơ

  • Sau khi nộp hồ sơ, cơ quan BHXH sẽ kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của bộ hồ sơ. Nếu hồ sơ đủ điều kiện tổ chức BHYT sẽ tiến hành cấp lại thẻ BHYT cho người đề nghị xin cấp lại thẻ BHYT.
  • Thời hạn giải quyết hồ sơ là trong vòng 7 ngày làm việc kề từ thời điểm nhận được đơn đề nghị.
  • Trong thời gian chờ thẻ người bị mất thẻ BHYT vẫn được hưởng các quyền lợi BHYT bình thường.

Bước 5: Nhận lại thẻ BHYT mới

Người mất thẻ BHYT có thể lựa chọn đăng ký nhận lại thẻ BHYT bằng một trong 3 cách sau đây:

  • Nhận qua đường bưu điện;
  • Nhận trực tiếp tại đơn vị/ doanh nghiệp làm việc;
  • Nhận trực tiếp tại tổ chức BHXH theo lịch hẹn;

Như vậy là người mất thẻ BHYT sẽ được nhận lại thẻ BHYT mới trong thời gian không quá 7 ngày làm việc, thông qua phương thức nộp hồ sơ trực tiếp tại tổ chức Bảo hiểm y tế như đã nêu trên.

Thủ tục xin cấp lại thẻ bảo hiểm y tế trực tuyến

Thẻ bhyt - tư vấn hỗ trợ pháp lý nhanh

Thực hiện Công văn 10928/VPCP-KSTT ngày 29/11/2019 của Văn phòng Chính Phủ về việc kết nối với Cổng Dịch vụ công Quốc gia, Bảo hiểm xã hội Việt nam đã phối hợp với văn phòng Chính Phủ và các cơ quan để nâng cấp hệ thống giao dịch.

Sau khi Cổng Dịch vụ công Quốc gia chính thức đi vào hoạt động, BHXH Việt Nam đã có thông báo về việc triển khai các thủ tục liên quan đến Bảo hiểm xã hội trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia, trong đó có thủ tục cấp lại thẻ BHYT do hỏng, mất.

Hiện nay người tham gia BHYT có thể thực hiện làm thủ tục cấp lại thẻ BHYT online theo các bước sau đây:

Bước 1: Truy cập Cổng Dịch vụ công Quốc gia theo đường dẫn sau: dichvucong.gov.vn

Bước 2: Đăng ký tài khoản cá nhân trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia (người đã có tài khoản trên cổng dịch vụ công chuyển sang Bước 3).

Bước 3: Đăng nhập Cổng Dịch vụ công Quốc gia bằng tài khoản cá nhân.

Bước 4Đăng ký cấp lại thẻ BHYT do hỏng, mất

  • Nhập từ khóa vào ô tìm kiếm với nội dung “Cấp lại, đổi, điều chỉnh thông tin trên sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế”
  • Tại danh mục gợi ý chọn “Cấp lại thẻ BHYT do hỏng, mất” sau đó nhấn chọn “Nộp trực tuyến”.
  • Chọn nộp trực tuyến.
  • Lúc này, màn hình sẽ chuyển sang Cổng dịch vụ công trực tuyến của ngành bảo hiểm xã hội (BHXH).
  • Người dùng tiếp tục tiếp tục nhập “Mã số Bảo hiểm xã hội” và “Mã kiểm tra”, chọn “Tra cứu”, nhập thông tin còn thiếu để hoàn tất.
  • Trong mục lựa chọn địa chỉ nhận hồ sơ, người lao động có thể lựa chọn nhận tại “Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả” hoặc nhận “Qua dịch vụ bưu chính”.

Lưu ý nên chọn nhận kết quả qua dịch vụ bưu chính thì được gửi thẻ BHYT về tận nhà theo địa chỉ nhận hồ sơ đã đăng ký. Trường hợp đăng ký nhận tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thì phải đến cơ quan BHXH để nhận thẻ BHYT.

Bước 5: Xác nhận để hoàn tất hồ sơ

  • Người dùng nhập “Mã kiểm tra” và chọn mục “Xác nhận”. Cơ quan BHXH sẽ gửi thông báo xác nhận và hẹn ngày trả kết quả tới số điện thoại đăng ký.
  • Như vậy là bạn đã thực hiện hoàn tất việc làm thủ tục xin cấp lại thẻ BHYT online qua cổng DVC quốc gia.
  • Cách này sẽ giúp người dân tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí đi lại. Các thủ tục cũng được xử lý và giải quyết nhanh chóng, thuận tiện hơn.

Thời gian cấp lại thẻ BHYT

Căn cứ theo quy định tại Khoản 3, Điều 18, Luật bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi bổ sung năm 2014 quy định thời gian cấp lại thẻ BHYT như sau:

“3. Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị cấp lại thẻ, tổ chức bảo hiểm y tế phải cấp lại thẻ cho người tham gia bảo hiểm y tế. Trong thời gian chờ cấp lại thẻ, người tham gia bảo hiểm y tế vẫn được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế.”

Tuy nhiên, tại Khoản 2, Điều 30, Quy trình ban hành kèm theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH ban hành ngày 14/4/2017 quy định từ ngày 01/5/2017 thời hạn cấp thẻ BHYT như sau:

  • Trường hợp không thay đổi thông tin: cấp lại trong ngày khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.
  • Trường hợp thay đổi thông tin: không quá 03 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
  • Trường hợp người tham gia đang điều trị tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, thực hiện trong ngày khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.
  • Trường hợp cấp lại thẻ BHYT do bị mất hay đổi thẻ BHYT do rách hỏng mà không phải thay đổi thông tin sẽ rất nhanh nhằm đảm bảo lợi ích cho người tham gia, đặc biệt là trường hợp đang phải điều trị bệnh

Khám chữa bệnh trong thời gian chờ cấp lại thẻ BHYT

thẻ bhyt - tư vấn hỗ trợ pháp lý nhanh

  • Căn cứ vào Khoản 3, Điều 15, Nghị định 146/2018/NĐ-CP, trong thời gian chờ cấp lại thẻ BHYT, người tham gia BHYT đi khám, chữa bệnh cần xuất trình giấy hẹn kết quả cấp lại thẻ BHYT và giấy tờ chứng minh nhân thân (CMND/ CCCD/Hộ chiếu)
  • Chỉ cần bạn xuất đầy đủ giấy tờ theo quy định là có thể tham gia khám, chữa bệnh bằng BHYT.
  • Các quyền lợi trong thời gian chờ cấp lại thẻ, người tham gia vẫn được hưởng bình thường.
  • Như vậy, mặc dù hiện nay đã có phương thức thay thế cho thẻ BHYT tuy nhiên trong nhiều trường hợp sử dụng thẻ BHYT vẫn mang đến một số thuận lợi nhất định.
  • Thông qua những chia sẻ trong bài viết trên đây Bảo hiểm xã hội điện tử eBH mong rằng có thể cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc.

Căn cứ Quyết định 595/QĐ-BHXH được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định 505/QĐ-BHXH, việc đổi thẻ BHYT được thực hiện như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ.

– Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS);

– Người hiến bộ phận cơ thể: Có thêm Giấy ra viện;

– Trường hợp người tham gia được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn: Bổ sung Giấy tờ chứng minh (nếu có).

Bước 2: Nộp hồ sơ và đóng tiền.

* Địa điểm nộp hồ sơ: Tùy vào đối tượng mà mình tham gia, người dân nộp hồ sơ tại các địa điểm: UBND cấp xã, cơ quan BHXH tỉnh/huyện, đơn vị sử dụng lao động, nhà trường.

Đơn vị sử dụng lao động, UBND xã, Đại lý thu/nhà trường phải hoàn thiện hồ sơ và gửi cho cơ quan BHXH.

* Lệ phí: Không mất phí (căn cứ điểm d Khoản 2 Điều 23 Luật Phí và lệ phí 2015).

Bước 3: Nhận thẻ BHYT.

Người dân nhận thẻ BHYT tại nơi mình đã nộp hồ sơ.

Thời hạn giải quyết khi cấp lại, đổi thẻ BHYT:

+ Không thay đổi thông tin: Trong ngày khi nhận đủ hồ sơ.

+ Thay đổi thông tin: Không quá 03 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

+ Người tham gia đang điều trị tại các cơ sở KCB: Trong ngày khi nhận đủ hồ sơ.

(Thời hạn này được tính từ ngày cơ quan BHXH nhận đủ hồ sơ theo quy định)

>> Tìm hiểu thêm về:

Khái niệm và đối tượng của Bảo hiểm y tế

Mức đóng và mua bảo hiểm y tế ở đâu

Quyền lợi của bảo hiểm y tế

Thời hạn sử dụng của thẻ BHYT là bao lâu?

Trên đây là các thông tin pháp luật phổ biến về Thủ tục cấp lại thẻ bảo hiểm y tế.  Ngoài ra quý khách hàng còn các vấn đề pháp luật nào cần hỗ trợ tư vấn xin vui lòng liên hệ  Pháp lý nhanh.

Pháp lý nhanh hiện đang hỗ trợ cho người dân, doanh nhân và doanh nghiệp trên khắp cả nước ở nhiều lĩnh vực khác nhau như Luật sư Hình sựLuật sư Hôn nhân Gia đìnhLuật sư Dân sựLuật sư Doanh NghiệpLuật sư Đất đai…..tư vấn ly hôn nhanhtư vấn luật thừa kếluật sư Hình sự giỏi…..vui lòng liên hệ với chúng tôi qua thông tin tại Website, Hotline: 0377 377 877 hoặc Fanpage: Pháp lý nhanh VN

Để lại một bình luận