Thư ký Tòa án hiện nay được hiểu là công chức làm việc tại Tòa án,có nhiệm vụ ghi chép, tống đạt văn bản tố tụng, nhận, giữ, sắp xếp, chuyển hồ sơ; hướng dẫn, phổ biến cho đương sự và làm những công việc khác đảm bảo cho Thẩm phán Toà án thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.
Vậy Thư ký Tòa án trong tố tụng dân sự có nhiệm vụ, quyền hạn như thế nào? Xin mời quý bạn đọc cùng tham khảo thông tin qua bài viết:
Mục lục bài viết
Cơ sở pháp lý
Điều 51 Bộ luật tố tụng dân sự 2015
Nhiệm vụ, quyền hạn của Thư ký Tòa án
Vai trò, vị trí của Thư ký Toà án
– Là một chức danh tư pháp, được bổ nhiệm để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của thư ký theo sự phân công của Chánh án Toà án.
– Là người tiến hành tố tụng, do Chánh án Tòa án phân công để giúp việc cho Thẩm phán và Hội đồng xét xử trong quá trình giải quyết vụ án. Do đó, trong quá trình tiến hành tố tụng, Thư ký Tòa án phải tuân thủ các quy định của pháp luật tố tụng, sự điều hành của Thẩm phán và Hội đồng xét xử.
Hầu hết các hoạt động tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án dân sự đều có sự tham gia của Thư ký Toà án.
Có hoạt động tố tụng do Thẩm phán tiến hành với sự trợ giúp của Thư ký Toà án; có hoạt động tố tụng do Thư ký Tòa án độc lập thực hiện.
Hoạt động tố tụng của Thư ký Tòa án góp phần vào kết quả giải quyết vụ án và có thể ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, hiệu quả giải quyết vụ án.
Thư ký Tòa án có các ngạch:
- Thư ký viên;
- Thư ký viên chính;
- Thư ký viên cao cấp.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Thư ký Tòa án trong tố tụng dân sự?
Được quy định tại Điều 51 Bộ luật tố tụng dân sự 2015
“Khi được Chánh án Tòa án phân công, Thư ký Tòa án có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Chuẩn bị các công tác nghiệp vụ cần thiết trước khi khai mạc phiên tòa.
2. Phổ biến nội quy phiên tòa.
3. Kiểm tra và báo cáo với Hội đồng xét xử danh sách những người được triệu tập đến phiên tòa.
4. Ghi biên bản phiên tòa, phiên họp, biên bản lấy lời khai của người tham gia tố tụng.
5. Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của Bộ luật này.”
Như vậy, nhiệm vụ của Thư ký Toà án là thực hiện các hoạt động nghiệp vụ hành chính – tư pháp theo sự phân công của Chánh án và tiến hành tố tụng với vai trò là người giúp việc cho Thẩm phán và Hội đồng xét xử trong giải quyết vụ án.
=> Xem thêm: Người tiến hành tố tụng phải từ chối hoặc thay đổi trong trường hợp nào?
Trên đây là bài viết tham khảo của Luật sư ADB SAIGON về Nhiệm vụ, quyền hạn của Thư ký Tòa án trong tố tụng dân sựtheo quy định của Bộ tố tụng luật Dân sự 2015. Luật sư ADB SAIGONluôn sẵn sàng tư vấn pháp lý hãy liên hệ trực tiếp tới Hotline:0907 520 537hoặc Fanpage:Luật sư Bình Dươngcủa phaplynhanh.vnNếu bạn đang cần trợ giúp pháp lý, tư vấn, hỗ trợ hồ sơ, thủ tục.
Luật sư ADB SAIGONhỗ trợ nhiều lĩnh vực khác nhau cho rất nhiều khu vực nhưLuật sư Hình sự,Luật sư Hôn nhân Gia đình,Luật sư Dân sự,Luật sư Doanh Nghiệp,Luật sư Kinh doanh Thương mại,Luật sư Đất đai…
THÔNG TIN VỀ CHÚNG TÔI:
Trụ sở chính:CÔNG TY LUẬT TNHH ADB SAIGON25 Đồng Xoài, phường 13, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh.Chi nhánh Bình Dương:CÔNG TY LUẬT TNHH ADB SAIGON – CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG569 Đại lộ Bình Dương, phường Hiệp Thành, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.Điện thoại: 0377.377.877 – 0907.520.537 (Zalo)– 0855.017.017 (Hôn nhân) - 0786.085.085 (Doanh nghiệp)- 0907 520 537 (Tố tụng)Website:adbsaigon.com – luatbinhduong.com; Email:info@adbsaigon.com