Việc xác định thẩm quyền của Tòa án khi xét xử, giải quyết vụ án là vô cùng quan trọng. Việc xác định thẩm quyền Tòa án theo mỗi loại có những lý do và có những ý nghĩa riêng và được pháp luật quy định rất rõ.
Vậy thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu được quy định như thế nào? Xin mời quý bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây:
Mục lục bài viết
Cơ sở pháp lý
Điều 40 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu:
– Thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu được quy định tại Điều 40 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, theo đó, các nguyên đơn, người yêu cầu có thể lựa chọn Tòa án để giải quyết tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động.
Tuy nhiên, không phải tất cả các tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động các nguyên đơn, người yêu cầu đều có thể được lựa chọn Tòa án giải quyết, theo đó, pháp luật quy định về những trường hợp mà nguyên đơn, người yêu cầu có quyền lựa chọn Tòa án để giải quyết tranh chấp các vấn đề sau:
1. Nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động trong các trường hợp sau đây:
a) Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết;
b) Nếu tranh chấp phát sinh từ hoạt động của chi nhánh tổ chức thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi tổ chức có trụ sở hoặc nơi tổ chức có chi nhánh giải quyết;
c) Nếu bị đơn không có nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam hoặc vụ án về tranh chấp việc cấp dưỡng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết;
d) Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi xảy ra việc gây thiệt hại giải quyết;
đ) Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, quyền và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác đối với người lao động thì nguyên đơn là người lao động có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc giải quyết;
e) Nếu tranh chấp phát sinh từ việc sử dụng lao động của người cai thầu hoặc người có vai trò trung gian thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi người sử dụng lao động là chủ chính cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi người cai thầu, người có vai trò trung gian cư trú, làm việc giải quyết;
g) Nếu tranh chấp phát sinh từ quan hệ hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi hợp đồng được thực hiện giải quyết;
h) Nếu các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở ở nhiều nơi khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi một trong các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết;
i) Nếu tranh chấp bất động sản mà bất động sản có ở nhiều địa phương khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi có một trong các bất động sản giải quyết.
2. Người yêu cầu có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình trong các trường hợp sau đây:
a) Đối với các yêu cầu về dân sự quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 9 và 10 Điều 27 của Bộ luật này thì người yêu cầu có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi có tài sản của người bị yêu cầu giải quyết;
b) Đối với yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật quy định tại khoản 1 Điều 29 của Bộ luật này thì người yêu cầu có thể yêu cầu Tòa án nơi cư trú của một trong các bên đăng ký kết hôn trái pháp luật giải quyết;
c) Đối với yêu cầu hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc quyền thăm nom con sau khi ly hôn thì người yêu cầu có thể yêu cầu Tòa án nơi người con cư trú giải quyết.
Kết luận thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu:
Như vậy, việc xác định đúng thẩm quyền giải quyết vụ, việc dân sự theo lãnh thổ đã tạo thuận lợi cho việc khởi kiện, yêu cầu của đương sự cũng như việc thụ lý, giải quyết của Tòa án, thậm chí còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc thi hành án về sau, giúp cho việc giải quyết vụ, việc dân sự được nhanh chóng, kịp thời.
Việc xác định thẩm quyền giữa các Tòa án một cách hợp lý, khoa học còn tạo thuận lợi cho các đương sự tham gia tố tụng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp trước Tòa án, giảm bớt những phiền phức cho đương sự.
Ngoài ra, việc xác định thẩm quyền của các Tòa án một cách hợp lý và khoa học còn có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định những điều kiện về chuyên môn, nghiệp vụ cần thiết của đội ngũ cán bộ ở mỗi Tòa án và các điều kiện khác, trên cơ sở đó có kế hoạch đáp ứng bảo đảm cho Tòa án thực hiện được chức năng, nhiệm vụ.
Trên đây là bài viết tham khảo của Luật sư ADB SAIGON về Thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu trong vụ án dân sự là gì? theo quy định của Bộ tố tụng luật Dân sự 2015. Luật sư ADB SAIGONluôn sẵn sàng tư vấn pháp lý hãy liên hệ trực tiếp tới Hotline: 0907 520 537 hoặc Fanpage:Luật sư Bình Dương của Luật sư ADB SAIGON Nếu bạn đang cần trợ giúp pháp lý, tư vấn, hỗ trợ hồ sơ, thủ tục.
Luật sư ADB SAIGON hỗ trợ nhiều lĩnh vực khác nhau cho rất nhiều khu vực như Luật sư Hình sự, Luật sư Hôn nhân Gia đình, Luật sư Dân sự, Luật sư Doanh Nghiệp, Luật sư Kinh doanh Thương mại, Luật sư Đất đai…
THÔNG TIN VỀ CHÚNG TÔI:
Trụ sở chính: CÔNG TY LUẬT TNHH ADB SAIGON 25 Đồng Xoài, phường 13, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh. Chi nhánh Bình Dương: CÔNG TY LUẬT TNHH ADB SAIGON – CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG 569 Đại lộ Bình Dương, phường Hiệp Thành, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Điện thoại: 0377.377.877 – 0907.520.537 (Zalo)– 0855.017.017 (Hôn nhân) - 0786.085.085 (Doanh nghiệp)- 0907 520 537 (Tố tụng) Website: adbsaigon.com – luatbinhduong.com; Email: info@adbsaigon.com