Lập di chúc là quyền của người có tài sản. Hiện nay, nhiều người muốn lập di chúc nhưng lại có vướng mắc là tài sản thế chấp tại ngân hàng. Vậy, pháp luật có cho phép việc lập di chúc khi tài sản vẫn đang được thế chấp hay không? Cùng Luật sư ADB Saigon tìm hiểu thêm về tài sản thế chấp thì có được lập di chúc chia thừa kế không theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 qua bài viết dưới đây:
Mục lục bài viết
Cơ sở pháp lý
– Bộ luật Dân sự 2015
Tài sản thế chấp là gì?
Tại Điều 317 Bộ luật Dân sự 2015 quy định thế chấp tài sản là việc bên thế chấp dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên nhận thế chấp
Tài sản thế chấp sẽ do bên thế chấp giữ. Nếu giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp thì các bên cần có thỏa thuận. Vậy tài sản thế chấp ở đây bao gồm những gì?
Bộ luật dân sự hiện hành không có khái niệm cụ thể về tài sản thế chấp. Tuy nhiên, ta có thể chia tài sản thế chấp thành những loại sau:
Tài sản thế chấp là động sản và bất động sản:
– Theo Điều 107 Bộ luật Dân sự 2015 quy định thì bất động sản bao gồm: Đất đai; nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai; tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng; tài sản khác theo quy định của pháp luật. Còn động sản là những tài sản không phải là bất động sản.
– Nếu thế chấp toàn bộ là bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản và động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ khi có thỏa thuận khác
– Nếu chỉ thế chấp một phần của bất động sản, động sản có vật phụ thì chỉ có vật phụ gắn với tài sản đó thuộc tài sản thế chấp, trừ khi có thỏa thuận khác.
– Nếu tài sản thế chấp quyền sử dụng đất có tài sản gắn liền với nó thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp thì tài sản gắn liền với đất cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Tài sản thế chấp hữu hình và tài sản thế chấp vô hình
– Tài sản hữu hình là tài sản mà con người có thể cầm, nắm hay sờ chúng và nó chiếm một phần của không gian
– Tài sản vô hình được hiểu là các quyền tài sản như quyền sở hữu trí tuệ, quyền đòi nợ và các quyền tài sản khác.
Tài sản thế chấp là tài sản được hình thành trong tương lai
Tài sản hình thành trong tương lai bao gồm: Tài sản chưa hình thành; Tài sản đã hình thành nhưng chủ thể xác lập quyền sở hữu tài sản sau thời điểm xác lập giao dịch.
Những tài sản được hình thành trong tương lai này có thể được tiến hành đăng ký tạm thời quyền sở hữu tài sản để có thể gia dịch thế chấp.
Tài sản thế chấp thì có được lập di chúc chia thừa kế không?
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Hiện nay, theo quy định của pháp luật hiện hành không cấm bên thế chấp lập di chúc chỉ định người hưởng di sản là tài sản thế chấp. Nguyên nhân là do việc bên thế chấp lập di chúc định đoạt tài sản của mình không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của bên nhận thế chấp.
Căn cứ theo Điều 615 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về việc thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như sau:
“Điều 615. Thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại
1. Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại.
3. Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
4. Trường hợp người thừa kế không phải là cá nhân hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân.”
Theo quy định Bộ luật Dân sự 2015 thì bên nhận thừa kế có nghĩa vụ tài sản do người chết để lại. Bên nhận thừa kế phải có nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản được hưởng. Nếu bên thế chấp đã hoàn thành nghĩa vụ thế chấp trước thời điểm mở thừa kế, bên thế chấp được nhận lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gắn liền với tài sản trên đất, khôi phục đầy đủ các quyền đối với tài sản của mình.
Tuy nhiên, cần lưu ý, đối với trường hợp lập di chúc theo hình thức có công chứng thì người đang thế chấp phải nhờ bên nhận thế chấp đem giấy chứng nhận về quyền sở hữu tài sản đến văn phòng công chứng hoặc phải có bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản và văn bản đồng ý của bên nhận thế chấp thì mới có thể công chứng di chúc được.
Trên đây là bài viết tham khảo của Luật sư ADB SAIGON về việc tài sản thế chấp thì có được lập di chúc chia thừa kế không theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015. Luật sư ADB SAIGON luôn sẵn sàng tư vấn pháp lý miễn phí (qua điện thoại 0907520537, tư vấn trực tiếp, qua zalo, fanpage…) về tất cả các thắc mắc nhiều lĩnh vực khác nhau như Luật sư Hình sự, Luật sư Hôn nhân Gia đình, Luật sư Dân sự, Luật sư Doanh Nghiệp, Luật sư Kinh doanh Thương mại, Luật sư Đất đai…
THÔNG TIN VỀ CHÚNG TÔI:
Trụ sở chính: CÔNG TY LUẬT TNHH ADB SAIGON25 Đồng Xoài, phường 13, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh.Chi nhánh Bình Dương: CÔNG TY LUẬT TNHH ADB SAIGON – CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG569 Đại lộ Bình Dương, phường Hiệp Thành, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.Điện thoại: 0377.377.877 – 0907.520.537 (Zalo)– 0855.017.017 (Hôn nhân) - 0786.085.085 (Doanh nghiệp)- 0907 520 537 (Tố tụng)Website: adbsaigon.com – luatbinhduong.com; Email: info@adbsaigon.com