Quyền sở hữu trí tuệ có được làm tài sản góp vốn không?

Khi tiến hành góp vốn vào doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức có được góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ hay không? Đây là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm và cả doanh nghiệp khi tiến hành góp vốn thành lập doanh nghiệp.

Bài viết dưới đây sẽ giải đáp các thắc mắc trên.

Cơ sở pháp lý

Luật sở hữu trí tuệ

Luật Doanh nghiệp

Khái quát về Quyền sở hữu trí tuệ

góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ - tư vấn, hỗ trợ pháp lý nhanh

Theo Luật sở hữu trí tuệ hiện hành, theo đó:

Quyền sở hữu trí tuệ là Quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.

Đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ

Luật sở hữu trí tuệ, quy định về đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, cụ thể như sau:

Đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá.

Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.

Đối tượng quyền đối với giống cây trồng là vật liệu nhân giống và vật liệu thu hoạch.

Có được góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ không?

Theo quy định tại khoản 18 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020, góp vốn được hiểu là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty, bao gồm góp vốn để thành lập công ty hoặc góp thêm vốn điều lệ của công ty đã được thành lập.

Điều 34 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về tài sản góp vốn như sau:

“1. Tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.

Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp hoặc có quyền sử dụng hợp pháp đối với tài sản quy định tại khoản 1 Điều này mới có quyền sử dụng tài sản đó để góp vốn theo quy định của pháp luật.”

Như vậy, quyền sở hữu trí tuệ cũng là một trong những loại tài sản có thể dùng để góp vốn vào các doanh nghiệp, tổ chức.

Định giá tài sản góp vốn

Quyền sở hữu trí tuệ là quyền không có giá trị hiện kim nhất định. Chính vì vậy, khi góp vốn bằng quyền này, doanh nghiệp sẽ thực hiện quá trình định giá thành đồng Việt Nam.

Cụ thể, theo quy định tại Điều 36 Luật Doanh nghiệp 2020, cách thức định giá tài sản được xác định trong 2 trường hợp như sau:

  • Tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp phải được các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc:

          + Đồng thuận hoặc;

          + Do một tổ chức thẩm định giá định giá.

Trường hợp tổ chức thẩm định giá định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được trên 50% số thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận.

  • Trường hợp tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế của tài sản đó tại thời điểm góp vốn thì các thành viên, cổ đông sáng lập cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.

        + Tài sản góp vốn trong quá trình hoạt động do chủ sở hữu, Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần và người góp vốn thỏa thuận định giá hoặc do một tổ chức thẩm định giá định giá.

        Trường hợp tổ chức thẩm định giá định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được người góp vốn và chủ sở hữu, Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị chấp thuận.

  • Trường hợp tài sản góp vốn được định giá cao hơn giá trị thực tế của tài sản đó tại thời điểm góp vốn thì người góp vốn, chủ sở hữu, thành viên Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, thành viên Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do việc cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.

Tóm lại, quyền sở hữu trí tuệ vẫn được dùng làm tài sản góp vốn.

Lưu ý rằng, khi góp vốn bằng quyền này, bạn phải thực hiện việc chuyển quyền sở hữu trí tuệ theo đúng trình tự, thủ tục mà luật quy định.

Trên đây là các thông tin pháp luật phổ biến về việc góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ. Ngoài ra quý khách hàng còn các vấn đề pháp luật nào cần hỗ trợ tư vấn xin vui lòng liên hệ Văn phòng Luật sư ADB SAIGON.

Luật sư ADB SAIGON hiện đang hỗ trợ cho người dân, doanh nhân và doanh nghiệp trên khắp cả nước ở nhiều lĩnh vực khác nhau như Luật sư Hình sựLuật sư Hôn nhân Gia đìnhLuật sư Dân sựLuật sư Doanh NghiệpLuật sư Đất đaitư vấn ly hôn nhanhtư vấn luật thừa kếluật sư Hình sự giỏi…..vui lòng liên hệ với chúng tôi qua thông tin tại Website, Hotline: 0907520537 hoặc Fanpage: https://www.facebook.com/luatsutaibinhduong

Để lại một bình luận