Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín

Danh dự, nhân phẩm, uy tín của mỗi người là yếu tố bất khả xâm phạm. Vậy quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín được pháp luật quy định như thế nào? Bài viết dưới đây của Luật sư ADB SAIGON sẽ tư vấn cho bạn đọc về vấn đề này.

Thế nào là quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín?

Trong các văn bản pháp luật Việt Nam không có quy định giải thích về các khái niệm về danh dự, nhân phẩm, uy tín. Trong đời sống, các khái niệm này được hiểu như sau:

  • Danh dự là sự đánh giá của xã hội đối với một cá nhân về các mặt đạo đức, phẩm chất chính trị và năng lực của người đó. Danh dự của một con người được hình thành từ những hành động và cách cư xử của người đó, từ công lao và thành tích mà người đó có được.
  • Nhân phẩm là toàn bộ những phẩm chất con người, là giá trị làm người của mỗi cá nhân.
  • Uy tín đối với cá nhân là giá trị về mặt đạo đức và tài năng được công nhận ở một cá nhân thông qua hoạt động thực tiễn của mình tới mức mà mọi người trong một tổ chức, một dân tộc cảm phục tôn kính và tự nguyện nghe theo.

Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín

Pháp luật về quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín

Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm và uy tín được quy định tại Điều 34 Bộ luật Dân sự năm 2015 như sau:

Điều 34. Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm và uy tín

1. Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.

2. Cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình.

Việc bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín có thể được thực hiện sau khi cá nhân chết theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc con thành niên; trường hợp không có những người này thì theo yêu cầu của cha, mẹ của người đã chết, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.

3. Thông tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng nào thì phải được gỡ bỏ, cải chính bằng chính phương tiện thông tin đại chúng đó. Nếu thông tin này được cơ quan, tổ chức, cá nhân cất giữ thì phải được hủy bỏ.

4. Trường hợp không xác định được người đã đưa tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình thì người bị đưa tin có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố thông tin đó là không đúng.

5. Cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại.”

Như vậy, quyền sống, quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể; quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín là những quyền cơ bản và vô cùng quan trọng của công dân và được pháp luật bảo vệ chặt chẽ.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Trụ sở chính: CÔNG TY LUẬT TNHH ADB SAIGON

25 Đồng Xoài, phường 13, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh.

Chi nhánh Bình Dương: CÔNG TY LUẬT TNHH ADB SAIGON – CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG

569 Đại lộ Bình Dương, phường Hiệp Thành, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.

Điện thoại: 0377.377.877 – 0907.520.537 – 0369.027.027 – 0855.017.017

Website: adbsaigon.com – luatbinhduong.com;   Email: info@adbsaigon.com

Để lại một bình luận